Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông, thủy sản lần lượt vẫn là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang 6 thị trường này trong năm 2019 đạt 19,27 tỷ USD, chiếm 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Trong đó: - Thị trường Trung Quốc: Xuất khẩu nông, thủy sản năm 2019 sang Trung Quốc đạt 7,03 tỷ USD, giảm 3,7% so với năm 2018 với một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đều ghi nhận sụt giảm như gạo, rau quả, cà phê; tuy nhiên sự tăng trưởng khả quan của thủy sản, hạt điều, chè đã bù đắp phần nào sự sụt giảm từ các mặt hàng khác. Rau quả, từ năm 2018, đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc nhưng đã có dấu hiệu chững lại sau một thời gian tăng trưởng nóng.

Một số điều chỉnh chính sách trong năm 2021

Từ ngày 30 tháng 6 năm 2021, tất cả hàng hóa là thực phẩm phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký với Bộ Các ngành cơ bản (MPI) của New Zealand. Các nhà nhập khẩu chưa đăng ký sẽ không thể nhập khẩu vào New Zealand cho đến khi có được chứng nhận đăng ký nhà nhập khẩuNgoài ra, ngày 17 tháng 12 năm 2021, MPI ban hành bộ tiêu chuẩn về sức khỏe nhập khẩu đối với hàng nông sản nhập khẩu vào New Zealand có hiệu lực từ này 10 tháng 01 năm 2022, những quy định chi tiết về lấy mẫu, kiểm tra trước khi xuất khẩu, bao bì, giấy chứng nhận, v.v để được thông quan cho trái cây tươi và rau quả nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ngành dịch vụ logistics đóng góp không nhỏ trong việc đạt được các kết quả quan trong xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn cố gắng duy trì được chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics đã phối hợp, chia sẻ với các doanh nghiệp sản xuất tìm ra các giải pháp, chiến lược tối ưu trong hoạt động logistics, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.Hiện nay, nhiều cơ sở hạ tầng, trung tâm logistics hiện đại, dịch vụ vận tải, kho bãi, và giao nhận cũng đã được đầu tư, xây dựng, áp dụng những công nghệ tiên tiến, góp phần vào việc tháo gỡ, vận chuyển và lưu thông hàng hóa được thông suốt. Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics.Chi tiết Báo cáo xuất nhập khẩu 2021.

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành từ năm 2016 đến nay.

Hoạt động ngoại thương đóng vai trò quan trọng nền kinh tế nước ta những năm qua. Do đó, những thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm. Sau 6 năm ban hành, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các đối tượng thụ hưởng là các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, cho biết: "Đối với các doanh nghiệp, đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để các doanh nghiệp nắm được các thông tin về tình hình thị trường, về tình hình mặt hàng cũng như những cơ chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu, để có các hoạch định, có những kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là xuất khẩu của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, các tổ chức khác cũng có những đánh giá rất cao và nhìn nhận đây là nguồn tài liệu tham khảo mà các cơ quan, tổ chức có thể trích dẫn trong quá trình hoạt động của mình...".

Từ kết quả xuất khẩu của quý 1/2023 cho thấy, Việt Nam thực sự đang gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, xuất khẩu nói riêng. Và những khó khăn này chủ yếu đến từ thị trường ngoài nước khi nhu cầu của các thị trường chủ lực của chúng ta thì sụt giảm, lượng tồn kho vẫn còn lớn, những khó khăn về giá nguyên liệu vẫn còn cao. Chính vì thế, xuất khẩu của quý 1/2023 đã có sự sụt giảm.

Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp: Từ các biện pháp liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho sản xuất để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, đến những biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về mặt thủ tục hành chính.

Bà Nguyễn Cẩm Trang Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nhấn mạnh tới các biện pháp phát triển thị trường như, tận dụng các cơ hội từ FTA, hay xúc tiến thương mại, đặc biệt là công tác thông tin thị trường nhằm đẩy mạnh tìm kiếm, phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng thông qua Báo cáo XNK thường niên.

Theo bà Trang: "Một trong những biện pháp mà Bộ Công Thương luôn chú trọng và rất quan tâm đó là: Công tác cập nhật thông tin về tình hình thị trường cho các doanh nghiệp, thông tin về cơ chế chính sách, về những quy định mới của các thị trường để các doanh nghiệp có thể nắm bắt và chủ động kế hoạch sản xuất kinh, doanh của mình. Báo cáo Xuất nhập khẩu thường niên cũng là một trong những hoạt động để cung cấp thông tin cho doanh nghiệp...

Chúng tôi sẽ sớm phát hành báo cáo năm 2023. Việc soạn thảo thì sẽ triển khai vào cuối năm nay để phát hành vào đầu năm sau. Và hoạt động phát hành báo cáo này hi vọng sẽ được tiếp tục duy trì thường niên để hỗ trợ, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cũng như là các hiệp hội…"./.

Sáng 10/4, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Công Thương tổ chức Lễ công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018. Đây là ấn phẩm thường niên do Bộ Công Thương phát hành nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về tình hình xuất nhập khẩu (XNK) trong một năm.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Qúy, Tổng Biên tập Báo Công Thương, Phó Chủ tịch Hội đồng biên tập Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018 cho biết: Trong những năm gần đây, nhu cầu cần nguồn thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm.

Ông Nguyễn Hữu Qúy, Tổng Biên tập Báo Công Thương, Phó Chủ tịchHội đồng biên tập Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018 phát biểu tại Lễ công bố.

Việc công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể dự báo, đánh giá về tình hình và hiệu quả các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đất nước. Khi các thông tin về chính sách, thông tin thị trường XNK, chiến lược phát triển XNK được công bố rõ ràng, chính thống và minh bạch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động XNK nói riêng; trợ giúp công tác hoạch định, xây dựng cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước; tăng khả năng tiếp cận thị trường và góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh đối với doanh nghiệp. Các quyết định đầu tư sẽ hiệu quả hơn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng sẽ cao hơn.

Ông Nguyễn Hữu Quý cũng nhấn mạnh: Báo cáo xuất nhập khẩu Vìệt Nam 2018 đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập toàn cầu của Việt Nam, đó là: Cung cấp cho bạn đọc tổng quan và có hệ thống về những vấn đề cơ bản của hoạt động XNK Việt Nam trong năm qua. Đây là nguồn thông tin, đánh giá chính thức của Bộ Công Thương về tình hình XNK của từng nhóm hàng, từng thị trường và các hoạt động của ngành Công Thương trong điều tiết, xúc tiến hoạt động XNK.

Báo cáo đã phản ánh những kết quả đạt và chưa đạt được cũng như những cơ hội, thách thức và bước tiến mới của hoat động XNK trong năm 2018 và so với các năm trước đó; bám sát chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành; đồng thời thật sự đóng vai trò là một công cụ truyền thông hữu hiệu cho ngành Công Thương trong quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu. Hoạt động này cũng góp phần thực hiện thành công Kế hoạch của ngành Công Thương triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa định hướng đến năm 2030 và triển khai Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 2018.

Theo báo cáo được công bố, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 243,5 tỷ USD; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 480 tỷ USD; xuất siêu gần 6,8 tỷ USD (cao gấp hơn 3 lần so với năm 2017). Kết quả này đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước, qua đó góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và cải thiện cán cân thanh toán.

Theo đại diện Bộ Công Thương, việc xây dựng và công bố Báo cáo XNK Việt Nam hằng năm được Bộ Công Thương thực hiện kể từ năm 2016../.

Sau 7 năm ban hành, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các đối tượng thụ hưởng là các hiệp hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp.

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố 'Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023'

Đối với các doanh nghiệp, đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để các doanh nghiệp nắm được các thông tin về tình hình thị trường, về tình hình mặt hàng cũng như những cơ chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu, để có cái hoạch định, có những kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là xuất khẩu của mình.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các hiệp hội, các tổ chức khác cũng có những đánh giá rất cao và nhìn nhận đây là nguồn tài liệu tham khảo mà các cơ quan, tổ chức có thể trích dẫn trong quá trình hoạt động của mình.

Hoạt động ngoại thương đóng vai trò quan trọng nền kinh tế nước ta những năm qua. Do đó, những thông tin rõ ràng, có hệ thống và minh bạch là vấn đề được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách rất quan tâm. Việc công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể dự báo, đánh giá về tình hình và hiệu quả các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế đất nước.

Tại Hội thảo, các diễn giả sẽ chia sẻ nội dung về Công nghệ và tự động hóa trong logistics để phát triển bền vững; Xây dựng chuỗi cung ứng hiện đại, bền vững; Bất động sản logistics - tiềm năng và cơ hội.

Phiên thảo luận "Xu hướng M&A và chiến lược đầu tư bền vững trong ngành Thương mại điện tử và Logistics" với sự điều phối của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cùng sự tham gia của Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam; Lãnh đạo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam; Đinh Hoài Nam - Giám đốc, Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh SLP Việt Nam SLP Việt Nam; và các Chuyên gia kinh tế.

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành từ năm 2016 đến nay. Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu, về bức tranh xuất nhập khẩu trong cả một năm bao gồm: Tình hình xuất nhập khẩu theo từng mặt hàng, theo các thị trường cụ thể, đồng thời cũng là cái nhìn tổng quan về tất cả những hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm đó.