Cấp bão là gì? Siêu bão mạnh như thế nào? Khi nào một cơn bão trở thành siêu bão? Mời các bạn cùng tìm hiểu các thông tin về cơn bão trong bài viết dưới đây.
Cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão ở Việt Nam
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 4.
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 5.
Vài giờ tới, bão Usagi với sức gió 133 km/h, cấp 12 sẽ vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 9 trên vùng biển này trong năm nay.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 7h hôm nay, bão Usagi trên vùng biển phía bắc đảo Luzon (Philippines), sức gió mạnh nhất 133 km/h, cấp 12, giật tăng ba cấp. Bão theo hướng tây bắc với tốc độ 20 km/h, vài giờ tới vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 9 trên vùng biển này.
Do gặp điều kiện biển không thuận lợi như nhiệt độ mặt nước biển thấp, không khí lạnh khô, bão ra khỏi Biển Đông, hướng đến đảo Đài Loan (Trung Quốc). Đến 7h ngày 17/11, bão trên vùng biển phía đông Đài Loan, sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10.
Cơ quan khí tượng nhận định bão Usagi sẽ không tác động đến Việt Nam.
Bão Usagi hôm nay sẽ trở thành cơn bão thứ 9 trên Biển Đông. Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai
Đài khí tượng Nhật Bản dự báo Usagi vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất 90 km/h, sau đó hướng đến đảo Đài Loan. Đài Hong Kong cho rằng gió bão 120 km/h. Khoảng ngày 17-18/11, thêm cơn bão Manyi sẽ vào Biển Đông.
Trong khi đó, sáng nay bão Toraji đã suy yếu thành vùng áp thấp trên vùng biển phía tây bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Những giờ tới vùng áp thấp theo hướng tây nam và tan dần.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hôm qua ban hành công điện yêu cầu các tỉnh ven biển Quảng Ninh - Bình Định theo dõi chặt chẽ diễn biến bão Usagi; quản lý, kiểm đếm phương tiện ra khơi, hướng dẫn tàu thuyền không đi vào khu vực nguy hiểm; sẵn sàng lực lượng cứu hộ khi có yêu cầu.
Từ đầu năm đến nay, Biển Đông xuất hiện 8 cơn bão. Trong đó Trà Mi, Yinxing, Toraji nối tiếp nhau. Bão Trà Mi vào Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng ngày 27/10, gây mưa lớn ở Trung Trung Bộ, làm 8 người chết, 14 người bị thương.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong ngày hôm qua, bão số 8 tiếp tục suy yếu nhanh thành một áp thấp nhiệt đới.
Vào đầu giờ sáng nay 15/11, áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 5km/h.
Trong ngày hôm nay, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng thấp rồi tan trên biển ở khu vực Bắc Biển Đông.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới hoạt động, vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2,0-3,0m; biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của giông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Như vậy, bão số 8 không còn khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, hiện nay gần Biển Đông đang xuất hiện cơn bão Usagi. Bão Usagi sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024.
Theo đó, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 121,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/h.
Trong ngày hôm nay, bão Usagi di chuyển theo hướng Tây Bắc với vận tốc khoảng 15km/h và đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2024. Đến rạng sáng mai, vị trí tâm bão Usagi ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc-120,0 độ Kinh Đông; trên vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 12.
Khoảng ngày 17/11, sau khi đi vào Biển Đông thành bão số 9 trong năm nay, bão Usagi sẽ di chuyển theo hướng Đông Bắc, trên đất liền phía Nam Đài Loan (Trung Quốc), ít có khả năng đi vào Việt Nam.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm 5,0-7,0m; biển động dữ dội.
Ngoài ra, ngày và đêm 15/11, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông ngày có mưa rào và rải rác có dông; vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão.
Ngày và đêm 16/11, vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông (phía Bắc vĩ tuyến 19N, phía Đông kinh tuyến 119E) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão Usagi cấp 8-10, giật cấp 12; sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão Usagi 4,0-6,0m; biển động rất mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão ở Việt Nam
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa) thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 4.
Nếu siêu bão hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ thì cấp độ rủi ro thiên tai của siêu bão là cấp độ 5.
Ngoài các cấp bão ở trên, các bạn có thể tìm hiểu thêm về Cách đặt tên các cơn bão ở Thái Bình Dương.
Trong các bản tin dự báo bão, cơ quan khí tượng thủy văn thường nhắc đến “bão gây gió cấp 14, 15, giật cấp 16”. Vậy các cấp gió này được tính như thế nào và có nguy hiểm ra sao? Các cơ quan khí tượng thường dùng thang cấp gió Beaufort. Ban đầu, thang gió Beaufort có từ cấp 0 đến cấp 12, ngày nay mở rộng đến cấp 30.
Bão là một hiện tượng thời tiết cực đoan xuất phát từ đại dương thường xảy ra ở vùng nhiệt đới.
Cấp độ bão được chia theo tốc độ gió, nhưng sức tàn phá của bão đến từ nước, vì thế rất khó dự đoán chính xác thiệt hại do bão gây ra.
Khi gió không quá 63km/giờ thì người ta gọi đó là áp thấp nhiệt đới. Khi sức gió nằm trong mức 63-117km/giờ được gọi là bão nhiệt đới với tên gọi riêng.
Dựa vào sức gió thì các cơn bão sẽ được phân loại như sau:
Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.