Kết bạn là việc của con. Tuy nhiên, với tư cách giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ, cha mẹ không thể là người ngoài cuộc. Phụ huynh cần trở thành người dẫn dắt giúp con tự tin kết bạn.
Nỗi lo khi con chỉ toàn chơi một mình
Khi thấy con chỉ chơi có một mình trong khi bé đang ở những nơi có nhiều bạn cùng độ tuổi như nhà trẻ, trường mẫu giáo hay công viên, chắc hẳn ai cũng thấy bất an đúng không nào? Tôi cũng từng tham khảo ý kiến của một trung tâm hỗ trợ nuôi dạy trẻ ở chính quyền địa phương vì lo lắng về tình trạng con trai mình không chịu chơi với bạn bè.
Vì tôi không chỉ nghĩ việc không chơi với bạn là thiếu tính xã hội hay tính hợp tác mà còn nghĩ có khi nào con đang có trở ngại phát triển nào không. Nghĩ thế nên tôi càng thấy lo lắng hơn.
Đặc điểm rối loạn phổ tự kỷ bao gồm khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ thân thiết với các cá nhân khác dẫn đến việc bị cô lập. Thế thì nếu thấy con thường xuyên dành thời gian ở một mình thì chúng ta nên nhận định đó là một dạng khuyết tật hay chỉ là một tính cách riêng của con đây?
Chờ đến lúc con chủ động chơi với bạn bè
Việc con có thể chơi với bạn bè hay không liên quan đến giai đoạn phát triển của con (tương đương với độ tuổi). Khi con chưa tròn 1 tuổi, chơi một mình cũng không sao. Khi hơn một tuổi, con sẽ bắt đầu quan sát những bạn khác chơi và âm thầm nhặt những món đồ chơi bạn đã chơi. Người lớn thường sẽ muốn con chơi với bạn một cách vui vẻ nhưng trẻ khoảng 1 tuổi mới bắt đầu nhận thức được xung quanh và chỉ mới manh nha ý muốn tham gia chung. Vì thế người lớn hãy làm cầu nối giao tiếp cho các con bằng cách hướng dẫn con: “Món đồ chơi đó trông hay quá nhỉ?”, hay “Con mượn bạn đi”.
Đến khoảng 2 tuổi, các con sẽ có thể cùng nhau làm những việc giống nhau, chẳng hạn như cưỡi xích đu hoặc xây núi bằng cát ở cùng một nơi như với những bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, vì đó cũng là thời điểm cái tôi của các con bắt đầu phát triển nên cũng sẽ có những cảnh các con khăng khăng “Tới mình”, “Không, tới mình” rồi cãi cọ với nhau. Cảnh con khóc lóc khi có việc gì đó không theo ý mình diễn ra như cơm bữa sẽ khiến các bậc phụ huynh nghĩ tới thôi là muốn sởn cả tóc gáy. Tuy nhiên, những sự “đụng chạm” như vậy các con chính là một phần của sự phát triển. Từ những việc như con sẽ thấy buồn khi thấy dù mình có thể chơi món mình thích nhưng bạn của mình lại khóc mất, con sẽ học được việc chịu đựng và nhường cho bạn, biết được đến lượt mình mới được chơi.
Khi lên 3 tuổi, con sẽ có thể chia sẻ niềm vui với những đứa trẻ khác dựa trên kinh nghiệm mà con đã tích lũy được. Con đã có thể chơi những trò chơi đòi hỏi trí tưởng tượng như giả làm mẹ hay người bán hàng. Ngoài ra, con cũng sẽ thích chơi các trò chơi thay nhau nhập vai theo một quy tắt nhất định như là trò cá sấu lên bờ.
Tuy nhiên, cho đến năm 3 tuổi, con trai tôi vẫn không chơi cùng các bạn mà vẫn say mê việc một mình đóng vai anh hùng chống lại những “kẻ thù vô hình”. Mãi đến năm 10 tuổi, con mới có thể đến nhà bạn chơi. Người lớn chúng ta thường cho rằng một đứa trẻ ngoan phải là đứa trẻ chơi chung với bạn một cách hòa thuận. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp là con một giống con tôi, như là lẽ tất yếu, phải chơi một mình từ lúc bắt đầu nhận thức được.
Những đứa trẻ thường chơi một mình cũng có một thế giới mà chúng thích, và nếu con mải mê tận hưởng thế giới đó thì cũng không sao cả. Trường mẫu giáo, nhà trẻ và trường tiểu học sẽ là là những nơi có thể cho con tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè, tập thể dục và các hoạt động khác để tăng cường tính xã hội và hợp tác, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp của các con. Đừng lo lắng thái quá về việc con không chơi với bạn bè, chỉ cần luôn để ý đến con với tâm niệm con đang tương tác với môi trường xung quanh theo cách riêng con, khi lớn hơn, cách thức tương tác của con cũng sẽ thay đổi theo.
app học tiếng việt cho bé 2 tuổi rất bổ ích và hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả học Tiếng Việt cho bé 2 tuổi, dưới đây là một số ứng dụng hiệu quả mà bố mẹ không nên bỏ qua để bé có thể học tập tốt hơn.
Read Along là ứng dụng học ngôn ngữ phổ biến dành cho trẻ em, đặc biệt là app học tiếng việt cho bé 2 tuổi rất bổ ích.
Ứng dụng được thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tính năng như trợ lý ảo, nhận diện giọng nói, đem đến cho bé những trải nghiệm tuyệt vời. Các bé sẽ được học đánh vần, đọc chữ với nhiều ngôn ngữ khác nhau bằng lời nói và hình ảnh từ Read Along.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn có những trò chơi từ vựng để bé vừa chơi vừa học. Tiện ích này sẽ giúp trẻ học tiếng Việt nhanh và ghi nhớ lâu hơn.
Em bé Những lời Đầu là ứng dụng tập nói dành cho trẻ nhỏ được ưa chuộng nhất hiện nay. Với ứng dụng này, bé sẽ vừa học nói những lời đầu tiên vừa kích thích trí thông minh qua việc học sớm.
Các bé sẽ được học từ ngữ về màu sắc, cơ thể con người, con vật, cây cối,... Các hình ảnh minh họa cũng được thiết kế đáng yêu, khiến bé hứng thú hơn với việc học.
Đặc biệt app học tiếng Việt cho bé 2 tuổi này có tích hợp các trò chơi vui nhộn để bé vừa chơi vừa ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn. Ứng dụng không chỉ áp dụng cho tiếng Việt mà còn cho nhiều ngôn ngữ khác.
Học tiếng Việt: Nói, Đọc cũng là một phần mềm giúp bé học nói cực kỳ hiệu quả được nhiều bố mẹ ưa thích hiện nay.
Lượng kiến thức trong ứng dụng được chia theo từng cấp độ phù hợp với khả năng của bé. Cho đến việc App tích hợp bộ từ vựng ở nhiều chủ đề như làm quen, gia đình, con số,..., cung cấp bảng chữ cái rõ ràng. Cùng với đó là hệ thống trò chơi hỗ trợ cho bé vừa chơi vừa học.
Phần âm thanh của app học tiếng việt này cũng được đánh giá cao, cho bé tiếp cận được cách phát âm chuẩn Tiếng Việt. Có thể thấy rõ ràng, Học tiếng Việt: Nói, Đọc xứng đáng là một trong những app học tiếng việt cho bé 2 tuổi được ba mẹ tin dùng nhất.
Bé Học Chữ Cái Tiếng Việt tiếp tục là một app học nói dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên. Ứng dụng cung cấp một thư viện số bao gồm 29 bài học chữ cái tiếng Việt được minh họa bằng nhiều hình ảnh vô cùng hài hước, đáng yêu.
Khác với hai ứng dụng trên, bé học chữ cái tiếng Việt cho trẻ được học qua các bài tập tô màu hấp dẫn. Các từ ngữ tiếng Việt sẽ được hiện ra cùng với hình ảnh minh họa sinh động sau khi bé hoàn thành những bài tô.
Phần mềm học tiếng việt cho bé 2 tuổi này giúp bé làm quen, nhận diện bảng chữ cái, cách đọc tiếng Việt. Bé sẽ được cải thiện khả năng phát âm, ghi nhớ từ vựng và mở rộng nhận thức về các sự vật xung quanh. Cùng chất lượng âm thanh sống động, ba mẹ có thể cùng bé vừa chơi vừa học theo các bài của phần mềm này.
Vmonkey là ứng dụng học trực tuyến tiếng Việt cho bé số một hiện nay. Ứng dụng bao gồm các kiến thức về đánh vần, học chữ phù hợp cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Các ba mẹ luôn tin tưởng VMonkey nhờ chương trình học bài bản, phương pháp truyền đạt kiến thức thú vị, hấp dẫn bé hứng thú hơn với tiếng Việt.
Các bé có thể học thông qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi được thiết kế vô cùng hiện đại, tiện lợn. Hình ảnh minh họa vui nhộn cùng chất lượng âm thanh tốt giúp cho các bé không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.
Điểm nổi bật nhất của VMonkey là kho truyện tranh tương tác đồ sộ giúp bé vừa chơi vừa học. Phần này nhất định sẽ là phần yêu thích nhất đối với các bé 2 tuổi.
Nhờ những câu chuyện đáng yêu đem đến những bài học khác nhau cùng các nhân vật ngộ nghĩnh, thú vị. Bé được học mà như chơi, vừa nghe đọc truyện vừa được chơi tương tác với câu chuyện. Phương pháp này không chỉ giúp các bé giảm tình trạng mất tập trung trong học tập mà còn mở rộng kiến thức ngoài sách vở.
Xem thêm: 5 phần mềm học tiếng Việt lớp 1 giúp bé phát triển ngôn ngữ toàn diện
Xây dựng nền tảng ngôn ngữ cho bé từ sớm là điều phụ huynh luôn cần chú ý và cân nhắc. Các app học tiếng việt cho bé 2 tuổi ra đời làm giảm bớt vất vả cho ba mẹ, giúp bé phát triển và thông minh hơn. Phụ huynh cũng phải luôn cẩn thận trong việc lựa chọn ứng dụng, thiết bị giáo dục phù hợp cho bé để con được tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn và hoàn chỉnh nhất.
Năm con tôi vào lớp Một, tôi thấy hai bé T.L. và N.N. xinh ngoan, chăm học, con nhà trí thức, nền nếp nên tôi định hướng cho con “chơi với L. và N”.
Năm lớp Hai, con hay kể về hai bạn L. và N. Sau này bé chỉ cười nhẹ, hoặc im lặng khi tôi nhắc đến hai bạn. Tôi gặng hỏi, thì con nói: “Bạn chê con ở dơ, bạn chê con học dở”.
Năm học lớp Ba, con tôi khoe có hai “tri kỷ”: “Bạn K.M. thích con lắm, con đi ra sân chơi, đi vệ sinh, bạn cũng đi cùng. Còn bạn P. hay cho con kẹo. Bạn cho con mượn truyện tranh, hay đưa giấy cho con lau mồ hôi, vì mỗi lần con viết là tay đổ nhiều mồ hôi lắm”.
Tôi giật mình, vì bạn M. và P. học yếu nhất lớp. Tôi sợ sức học của con sẽ bị kéo xuống, và điều quan trọng hơn: Tôi sợ con bị các bạn dán nhãn “nhóm học yếu”, vì có lần hai bạn L. và N. - là người mà tôi muốn con kết thân - tuyên bố: “Sinh nhật đừng mời nhóm học yếu”.
Vì vậy, tôi nhắc nhở con: “Con chơi với bạn M. và P. bình thường thôi, đừng thân quá”. Con hỏi tại sao, tôi nói tránh: “Vì mẹ và mẹ hai bạn L., N. thân nhau, nên tụi con chơi với nhau ba nhà sẽ tổ chức đi du lịch cùng nhau”. Tưởng nói vậy, con tôi hào hứng, nào ngờ, nghe xong con tiu nghỉu, rồi nói: “Con chỉ thích đi du lịch với bạn M. và P. thôi”.
Tôi nhắn tin cho mẹ của L. và N., nói mẹ hai bé dặn con khi đi học nhớ trò chuyện và chơi với bé nhà tôi.
Những ngày sau, tôi chẳng nghe con nhắc đến hai bạn học giỏi, mà lúc nào cũng bạn M. và bạn P. Con hớn hở, kể hai bạn chia cho con cái bánh, vẽ tranh tặng con (hai bé vẽ rất đẹp), thậm chí con tôi thích miếng sticker của bạn, bạn cũng tặng luôn. Khi hai bạn này phải ở lại trường học phụ đạo (do học yếu), con tôi cũng đòi mẹ xin cô cho ở lại học cùng bạn.
Tôi không đồng ý và lại nhắc nhở: “Bạn tốt, học giỏi sao con không chịu chơi”. Khi đó, con nhìn tôi mắt ậng nước, giọng nghẹn ngào: “Hai bạn đó không thèm chơi với con. Hai bạn đó còn cấm người này chơi với người kia nữa. Con chỉ chơi với bạn M. và P. thôi, hai bạn thích con nhất, yêu quý con nhất, và con cũng vậy”.
Thấy con phản ứng mạnh, tôi cũng thôi, hơn nữa sắp kết thúc năm học nên tôi tính hè này ba nhà sẽ cho bọn trẻ đi chơi với nhau nhiều hơn.
Vào ngày tổng kết năm học, hội phụ huynh tổ chức cho cả lớp đi ăn pizza. Lúc này tôi mới thấy L. không thèm ngó đến con tôi, mà chỉ rủ khoảng chục bạn ngồi cùng nhau - đây hầu hết là “rich kid” hoặc học giỏi nhất của lớp. Còn con tôi ngồi cùng một nhóm khác, trong đó có hai bé M. và P.
Vừa ăn, con và các bạn vừa cười nói vui vẻ. Đến khi ăn xong, L. lấy bài ma sói ra chơi với nhóm học giỏi, nhóm của con tôi đứng từ xa nhìn buồn thiu. Tôi bảo con và các bạn đến tham gia, vì trò này chơi nhiều người càng vui. Tuy nhiên, cả nhóm lắc đầu. Tôi hối thúc, con mới nói: “Bạn L. không cho tụi con chơi đâu mẹ”. Tôi vẫn không tin, nên động viên: “Có các mẹ ở đây, tụi con chơi cùng cho vui”. Tôi lùa con và các bạn tới nhóm bạn L., N.
Tụi nhỏ vừa sà xuống: “Cho mình chơi với!”. L. đã nghiêm giọng “không” rồi tiếp tục chơi đùa với các bạn khác rất vui vẻ. Một bé nài nỉ: “Bạn cho mình chơi với, mình năn nỉ bạn, mình xin lỗi bạn”. L. vẫn lạnh lùng: “Không!”.
11 đứa trẻ nhóm con tôi đứng dậy, mặt buồn thiu, con tôi và vài bé gái mắt rưng rưng. Tôi chết lặng. Cảm giác ân hận, giận bản thân tràn ngập. Tôi là một bà mẹ vô tâm, lâu nay tôi đã bắt con kết bạn và chơi với những người bạn không hề thích, không tôn trọng con tôi. Và điều tệ nhất là tôi đã không lắng nghe và tin tưởng con.
Ngay lúc đó, một bà mẹ bước tới nói: “Bạn không cho chơi thì các con chơi với nhau, các con có thể chơi trốn tìm, chơi bịt mắt bắt dê…”. Con tôi và những đứa trẻ mắt sáng lên, chúng chơi trò đuổi bắt. Các con vừa chạy, vừa cười vang.
Nhìn con chơi đùa vui vẻ, trong tôi lại dậy lên cảm giác có lỗi với con. Vì muốn chọn bạn tốt cho con (tôi nghĩ vậy), mà bỏ qua cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc của con. Đó là khi đón con lúc tan học, tôi thấy bạn P. và M. bá cổ con tôi và nói: “N.K. (tên con tôi) là bạn thân nhất của con, là tri kỷ của con đó cô”. Rồi ba đứa trẻ cùng cười với đôi mắt long lanh, tràn đầy vui sướng.
Tôi cũng bỏ qua điểm tiến bộ của con khi bé vẽ đẹp hơn, vì được hai bạn M. và P. hướng dẫn. Bởi mục tiêu của tôi là con ngoan và học giỏi.
Khi tận mắt chứng kiến cảnh con bị những người bạn tôi chọn thờ ơ và đối xử không lịch sự, tôi nhận ra không cần phải chọn người học giỏi, thông minh, “rich kid”, hiền lành, ngoan… để con kết bạn. Chơi với ai mà con cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, hoàn thiện mình hơn, thì đó mới chính là người bạn tốt của con.