Chỉ Số Epi Việt Nam 2024

Chỉ Số Epi Việt Nam 2024

Nguồn hình ảnh, Getty Images/ BBC

Việt Nam ảnh hưởng từ Mỹ hay Trung Quốc nhiều hơn?

Báo cáo Chỉ số quyền lực châu Á của Viện Lowy cũng thể hiện mạng lưới các đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Susannah Patton cho biết xét về tổng quát, Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường đang cạnh tranh khá sát sao và cũng là hai nước có ảnh hưởng nhiều nhất đến Việt Nam.

“So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có phần khác biệt ở chỗ mức độ tham gia kinh tế với Mỹ và Trung Quốc cân bằng hơn,” Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy nhận định.

“Riêng đối với Trung Quốc, Việt Nam thiết lập một mức độ đối thoại an ninh mà nhiều nước khác trong khu vực không có. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam khá cân bằng với hai đối tác này.”

Nga cũng là một nước có ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam trước đây, song nước này đang bị phân tán bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Còn về phía những nước mà Việt Nam tạo có ảnh hưởng, nhiều dữ liệu của Lowy cho thấy mức độ tham gia của Việt Nam với Lào và Campuchia, liên quan đến cả ngoại giao và quốc phòng.

“Tôi nghĩ nhiều người sẽ ngạc nhiên, đặc biệt là những người bên ngoài khu vực có thể không hoàn toàn hiểu hết những nỗ lực mà Việt Nam đã dành cho việc tương tác với các nước láng giềng Lào và Campuchia, trong quan hệ song phương với từng nước và đôi khi trong khuôn khổ tam giác ba nước,” bà nói.

Xét đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, nhà nghiên cứu Patton nhận định Việt Nam còn cách khá xa Singapore và Indonesia, song khá gần với Thái Lan và Malaysia.

Bà Patton cho rằng trong tương lai không xa, Việt Nam có thể vượt qua Malaysia và cả Thái Lan.

“Điều này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam, cũng như loại hình đối tác mà nước này thiết lập với các các quốc gia khác, hay mức độ hoạt động ngoại giao của Hà Nội...”

Bên cạnh đó, thứ hạng cũng phụ thuộc vào cách tiếp cận của Thái Lan và Malaysia, vì tính chất của một chỉ số tương đối có thể thay đổi khi một quốc gia gặp khó khăn hoặc mắc sai lầm, lúc đó các nước khác sẽ vươn lên,” bà lý giải.

Trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á năm nay, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất, theo sau là Trung Quốc.

Washington dẫn trước Bắc Kinh về sáu trong tám chỉ số, trong đó năng lực quốc phòng, ảnh hưởng văn hóa và khả năng kinh tế. Ngược lại, Trung Quốc có mối quan hệ ngoại giao và thương mại mạnh hơn trên khắp châu Á.

“Theo các chỉ số của chúng tôi, Mỹ vẫn có quyền lực hơn Trung Quốc khoảng 10%. Và sau đó có một khoảng cách rất lớn giữa hai nước này so với Nhật Bản và Ấn Độ, những cường quốc tiếp theo,” nhà nghiên cứu Susannah Paton nói với BBC.

Tuy vậy, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách về năng lực quân sự so với Mỹ, khi họ đổ tiền vào việc mở rộng lực lượng vũ trang.

Báo cáo năm nay cho thấy lần đầu tiên Trung Quốc đang ở vị thế cao hơn Mỹ xét về khả năng nhanh chóng triển khai quân đội ở châu Á trong một thời gian dài trong trường hợp xảy ra xung đột.

Nhưng sức mạnh tổng thể của Bắc Kinh trong khu vực đang bắt đầu chững lại trong bối cảnh dân số cả nước giảm.

Trong khi đó, Ấn Độ đã vượt qua Nhật Bản một cách sát sao để trở thành quốc gia mạnh thứ ba trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á năm 2024.

“Ðiểm mạnh lớn nhất của Ấn Ðộ ở châu Á là các nguồn lực sẵn có của nước này như dân số, diện tích và nền kinh tế khổng lồ. Hiện Ấn Ðộ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới về sức mua tương đương,” báo cáo nêu.

Về phía Nhật Bản, dù giữ được nhiều thế mạnh, vị thế kinh tế của nước này trong khu vực đã giảm, với một trong những nguyên nhân là lợi thế công nghệ của họ đã "sụt giảm mạnh do sự cạnh tranh từ các trung tâm sản xuất tiên tiến khác ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan".

Tuy nhiên, Viện Lowy đánh giá cao xu hướng chuyển đổi của Nhật Bản từ một cường quốc kinh tế và văn hóa thành một cường quốc năng nổ tham gia vào các hoạt động về quốc phòng và an ninh với các nước khác.

Nguồn hình ảnh, Getty Images/ BBC

Năm 2024 cũng chứng kiến việc Úc vượt qua Nga để trở thành nước đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Úc được đánh giá tốt nhất về năng lực quốc phòng nhưng không đạt điểm cao về các nguồn lực trong tương lai.

Ở vị trí thứ 6, Nga tăng điểm về quân sự nhưng giảm thứ bậc về năng lực kinh tế, khả năng phục hồi, mối quan hệ kinh tế, mạng lưới quốc phòng và ảnh hưởng văn hóa.

Theo báo cáo này, Nga đã suy giảm mạnh về ảnh hưởng khi cuộc chiến ở Ukraine làm suy yếu sự tập trung và nguồn lực ở khu vực.

“Nga là một đối tác quan trọng đối với Việt Nam trong quá khứ, nhưng ảnh hưởng của Nga ở châu Á thực sự đã giảm trong năm nay khi sức mạnh tổng thể của họ bị phân tán bởi cuộc xâm lược Ukraine và không thể dành sự chú ý ngoại giao cho châu Á như trước, mặc dù Tổng thống Putin đã đến thăm ba quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, trong năm nay,” Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy lý giải.

Tháng 6/2024, Việt Nam là quốc gia xa xôi nhất mà Tổng thống Nga Vladimir Putin công du sau cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022. Ngay trước chuyến thăm Việt Nam, ông Putin đã đến Triều Tiên và trước đó một tháng là Trung Quốc.

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là quốc gia được xếp hạng cao nhất. Tuy diện tích không lớn nhưng đảo quốc này giàu có và có mạng lưới kết nối chặt chẽ với thế giới.

Vì vậy, mặc dù không bằng Indonesia về khả năng phục hồi quốc gia, song Singapore có thể dành nhiều nguồn lực hơn cho năng lực quân sự và hội nhập sâu hơn với khu vực thông qua các mạng lưới quốc phòng, các dự án văn hóa và các liên kết thương mại-đầu tư.

Ðó là đánh giá trong Báo cáo Phát triển con người (HDR) toàn cầu 2021/2022 được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam công bố sáng 9/9. Theo báo cáo, Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia.

Với chủ đề "Thời đại bất định, cuộc sống bất an: Xây dựng tương lai trong một thế giới đang chuyển đổi", báo cáo phản ánh nhiều cuộc khủng hoảng mà thế giới đang phải đối mặt và nỗ lực chung nhằm giảm thiểu tác động đối với sự phát triển của con người. Báo cáo của UNDP nhận định, Việt Nam thuộc Nhóm Phát triển con người cao từ năm 2019 và đã đạt tiến bộ ổn định trong cả ba khía cạnh của HDI kể từ những năm 1990. Chỉ số Bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam (đo lường sự sụt giảm phát triển con người do bất bình đẳng giữa nam và nữ) tiếp tục được cải thiện vào năm 2021. GII của Việt Nam là 0,296, xếp hạng 71 trong số 170 quốc gia. Tỷ lệ trẻ em gái đi học và phụ nữ tham gia lực lượng lao động tăng...

Phát biểu tại lễ công bố báo cáo, chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP, Giáo sư Jonathan Pincus cho biết, Việt Nam có đủ khả năng để khôi phục đà phát triển vốn sụt giảm do đại dịch. Ông cho rằng, việc triển khai tiêm nhanh chóng và phổ cập vaccine đã giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm áp lực cho các bệnh viện, trạm y tế và trường học. Chính sách linh hoạt và thích ứng của Chính phủ Việt Nam đã giúp các ngành như du lịch và vận tải phục hồi ấn tượng vào năm 2022.

Theo UNDP, biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất với Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào xu hướng tăng trưởng ở phần còn lại của thế giới. UNDP khuyến nghị Việt Nam tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giáo dục-đào tạo và nghiên cứu, để nâng cao khả năng chống chịu của quốc gia và năng lực điều chỉnh nhanh chóng, linh hoạt trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi.