Ông Trọng là em trai ông Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), bị bắt về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo điều 275 bộ luật Hình sự.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca bị điều tra vì nhận tiền chạy án
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng liên quan vụ nghi nhận tiền để "chạy án".
Từng gặp Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca- nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng sau khi ông đã nghỉ hưu, nông dân Đoàn Văn Vươn chia sẻ với Dân Việt về cuộc gặp khá bất ngờ và đầy tính nhân văn này.
Theo nguồn tin của PV Dân Việt, Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng đã có hành vi nhận một khoản tiền khá lớn của doanh nghiệp ở Hải Phòng để "chạy án".
Trong thông cáo báo chí của Bộ Công an và của UBND tỉnh Quảng Ninh có chung nội dung về trường hợp tạm giữ đối với Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng.
Chiều tối nay, 19/2, cơ quan chức năng Quảng Ninh thông tin về việc tạm giữ Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng đã bị tạm giữ hình sự khẩn cấp vì liên quan đến một vụ án hình sự xảy ra tại Quảng Ninh.
Công an đã khám xét nhà riêng của Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng vào tối 18/2 do ông này liên quan tới một vụ án do Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra.
Huỳnh Thị Hạnh Phúc - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng địa ốc bất động sản Thiên Ân Phát, trụ sở tại quận Thủ Đức, bị Công an TP HCM bắt giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngày 11/8.
Huỳnh Thị Hạnh Phúc bị bắt giam với cáo buộc lừa đảo, ngày 11/8. Ảnh: Công an TP HCM.
Theo điều tra, tháng 12/2017, Phúc ký hợp đồng đặt cọc mua 3 thửa đất trồng cây lâu năm với tổng diện tích hơn 7.000 m2 tại phường Phú Hữu, quận 9. Tuy chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa thực hiện các thủ tục lập dự án theo quy định nhưng bà này vẫn "vẽ" ra dự án Khu dân cư Bưng Ông Thoàn 2 gồm 77 nền (50-80 m2).
Thông qua một công ty bất động sản khác, Phúc ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng toàn bộ số nền cho 65 khách hàng, nhận gần 78 tỷ đồng.
Tháng 6/2018, Phúc hợp ba thửa đất trên thành một, chuyển mục đích sử dụng phần lớn khu đất thành đất ở hợp pháp. Cơ quan điều tra xác định, dù đã ký hợp đồng bán cho 65 người trước, Phúc vẫn chuyển nhượng khu đất lấy 16 tỷ đồng. Chủ mới sau đó thế chấp khu đất vay 110 tỷ đồng của ngân hàng.
Đến tháng 4/2019, Phúc lại bán khu đất trên cho bạn học cũ với giá 160 tỷ, hứa sẽ công chứng trong 3 tháng, nhận cọc 40 tỷ.
Trong thời gian này, nữ Tổng giám đốc tiếp tục sử dụng pháp nhân của công ty khác, bán 3 nền trong số 77 nền đã bán trước đó. Đến thời hạn giao đất và công chứng hợp đồng chuyển nhượng cho khách, Phúc không thực hiện và lấy nhiều lý do để kéo dài thời gian.
Khi nhiều khách hàng tìm đến đòi gắt gao, Phúc yêu cầu thanh lý hợp đồng với cam kết trả lại tiền cộng với khoản lợi nhuận. Tuy nhiên, bà này không trả tiền hoặc trả nhỏ giọt.
Ngoài dự án trên, cơ quan điều tra xác định Phúc mới đặt cọc cho chủ đất nhưng đã tự vẽ hàng loạt dự án: Nguyễn Xiển 1, 2, 3, Long Thuận, Long Thạnh Mỹ (quận 9) và Linh Xuân (quận Thủ Đức), sau đó phân lô bán nền cho hơn 200 người, nhận về hàng trăm tỷ đồng.
Người dân vây công ty Thiên Ân Phát yêu cầu khởi tố bà Phúc. Ảnh: Thiên Long.
Công an TP HCM thời gian qua liên tiếp khởi tố, bắt giam lãnh đạo các công ty bất động sản lừa đảo bằng chiêu vẽ dự án "ma". Thủ đoạn của nhóm người này là dùng các khu đất nông nghiệp ở vùng ven, thương lượng mua hoặc hợp tác kinh doanh với chủ đất. Họ liên kết vẽ ra những dự án không có thật, rao bán nền đất giá rẻ hơn thị trường kèm lời quảng cáo khả năng sinh lợi "khủng".
Trong cơn "sốt" đất, hàng nghìn người đã mua nhầm phải các dự án này. Trong đó, riêng Công ty Alibaba đã lừa đảo hơn 2.000 người ở nhiều tỉnh thành, chiếm đoạt cả nghìn tỷ đồng.