Môi trường sống chính là nơi tồn tại sự sống và phát triển của con người, môi trường sống là một khái niệm rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và tất cả sự việc, hoàn cảnh bảo quanh con người.
Vai trò của môi trường sống đối với đời sống – xã hội:
Môi trường sinh thái hay còn gọi là môi trường sống của con người, sinh vật và là nơi diễn ra những sinh hoạt thường ngày của mọi loài sinh vật sống trên trái đất này. Vậy môi trường ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người, sinh vật và mọi loài trên trái đất này. Hiện nay, trên báo đài cũng như các phương tiện thông tin đại chúng luôn luôn tuyên truyền về một hành động bảo vệ môi trường. Như là việc bảo vệ sự sống của chúng ta nhưng chúng ta còn hạn chế một số thông tin cụ thể về môi trường ảnh hưởng thế nào đến với cuộc sống con người của chúng ta.
Khi xã hội này ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng về số lượng của tài nguyên được khai thác ngày càng tăng cao để đáp ứng được tiến độ phát triển từng ngày của xã hội hiện đại không ngừng phát triển.
Mà càng ngày càng khai thác tài nguyên thì sẽ dẫn đến tình trạng kiệt quệ về tài nguyên thiên nhiên gây ra những tác động xấu đến môi trường đe dọa sự sống của mọi loài trên trái đất này. Chúng ta cần phải biết được môi trường ảnh hưởng thế nào đối với đời sống của chúng ta. Vậy thì việc đảm bảo sự phát triển cần thiết thân thiện với môi trường phải được thực hiện bởi môi trường có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, một khi môi trường ô nhiễm thì cuộc sống của con người chúng ta cũng bị đe dọa.
Cuộc sống hàng ngày của con người cần thiết có một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ ngơi làm việc… và các hoạt động cần thiết trong đời sống con người. Như vậy thì môi trường đòi hỏi phải hội đủ các tiêu chí về các mặt sinh lý hóa…
Không gian sống của con người phải thay đổi liên tục theo sự phát triển của những công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Môi trường bao gồm những vật chất hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta như: rừng núi, ao hồ, các động thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người hay một yếu tố khác quan trọng không kém là không khí, năng lượng từ nắng và gió, hay là những nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển của công nghiệp chẳng hạn cũng gián tiếp có phần liên quan đến môi trường.
Môi trường tự nhiên có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể khái quát về vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của con người trên một số nội dung: Môi trường tự nhiên là điều kiện thường xuyên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của con người. Môi trường tự nhiên là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận, biến đổi các chất thải của con người. Bên cạnh vai trò về vật chất, môi trường tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần.
Môi trường tự nhiên và sự phát triển kinh tế – xã hội có quan hệ khăng khít, chặc chẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân bằng thống nhất. Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản xuất xã hội. Sự giàu nghèo của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế có rất nhiều quốc gia sự phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên để xuất khẩu, đổi lấy ngoại tệ, thiết bị công nghệ hiện đại… Có thể khẳng định, tài nguyên nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương.
Môi trường sống được phân loại thành 2 là môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên là môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên như nước, sinh vật, khí hậu, địa hình, đất trồng, địa chất…Môi trường tự nhiên là môi trường giúp con người có nhiều điều kiện để phát triển và tồn tại lâu dài như không khí để con người hít thở, đất để xây dựng nhà cửa, chăn nuôi, trồng trọt…Môi trường mang lại nguồn khoáng sản cần thiết cho con người.
Tóm lại, môi trường tự nhiên mang lại không gian và điều kiện cho con người sinh sống và tồn tại, giúp cuộc sống con người trở nên phong phú hơn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Môi trường xã hội là tổng quan các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua các quy định, cam kết, hệ thống pháp luật, thể chế, môi trường xã hội là định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, từ đó có thể hình thành mọt sức mạnh đoàn kết, tập thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển để con người trở nên tốt và có ích cho xã hội hơn.
Với tư cách là một thực thể tự nhiên – xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn, biến đổi của môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Để xử lý hài hòa mối quan hệ đó, con người phải vận dụng tốt vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với môi trường. Điều đó cần đặt ra những yêu cầu cơ bản, toàn diện từ nhận thức đến hệ thống những giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế – xã hội và tài nguyên, môi trường.
Giới thiệu về Ngành Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây Dựng
1. Giới thiệu ngành đào tạo, thời gian đào tạo, cấp bằng
- Khoa Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo kỹ sư trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và kỹ thuật môi trường từ năm 1966.
- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường được thiết kế theo cách tiếp cận CDIO với việc tích hợp kiến thức - kỹ năng giúp sinh viên phát triển toàn diện các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp; chú trọng giáo dục kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật vững chắc trong bối cảnh thực hành lên ý tưởng - thiết kế - triển khai - vận hành (C-D-I-O) sản phẩm và hệ thống thực tế phục vụ cho nhu cầu xã hội như thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bao gồm: công nghệ xử lý nước cấp và nước thải, tái sử dụng nước và quản lý bền vững tài nguyên nước; xử lý khí thải và kiểm soát ô nhiễm không khí; quản lý chất lượng không khí; xử lý và quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; thu hồi và sử dụng bền vững tài nguyên hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, nâng cao sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững.
Sinh viên đi thực tập, tham quan thực tế
1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng
- Kỹ sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm)
2. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp
- Ứng dụng các kiến thức cốt lõi về khoa học tự nhiên, giải pháp kỹ thuật và quản lý, các kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết các vấn đề môi trường.
- Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành các công trình, công nghệ, hệ thống kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như xử lý nước cấp và nước thải, xử lý và kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý và xử lý chất thải rắn.
Tham gia các hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo
- Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, có khả năng viết và giao tiếp chuyên nghiệp; có năng lực sáng tạo và phát minh tiên tiến đảm bảo làm việc hiệu quả trong bối cảnh xã hội năng động, môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật phù hợp, có khả năng và mong muốn cam kết thực hiện có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, học tập suốt đời để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.
- Có năng lực tự học và phát triển không ngừng, khả năng thích nghi nhanh để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường và các lĩnh vực chuyên môn có liên quan.
3. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập
- Quỹ học bổng sinh viên khoa Kỹ thuật Môi trường cho sinh viên đạt các thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động phong trào, sinh viên vượt khó.
- Quỹ học bổng của các doanh nghiệp, công ty đối tác: Công ty Phú Điền, Công ty Daikin, Panasonic Vietnam, Công ty Inno, Công ty Nhựa Minh Hùng
- Chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học quốc tế với học bổng toàn phần (2 tuần, 1 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm): chương trình Erasmus+ với các trường đại học ở châu Âu (EU), chương trình Sakura (Nhật Bản), các khóa học mùa hè (summer schools).
- Cơ hội thực tập kỹ năng nghề tại các công ty tư vấn thiết kế, thi công và kinh doanh, các tổ chức và cơ quan phát triển quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý môi trường.
Tham gia biểu diễn văn nghệ trong các sự kiện của Khoa, Trường...
- Sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường sau khi tốt nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như quy hoạch, tư vấn thiết kế, vận hành và quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, viện nghiên cứu và trường đại học.
- Có thể khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng môi trường, thúc đẩy cải tiến và ứng dụng công nghệ mới phù hợp với các xu thế và bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước
- Có thể trở thành các chuyên gia, lãnh đạo trong cơ quan quản lý, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật môi trường.
5. Cơ hội học tập bậc sau đại học
Với nền tảng kiến thức chuyên ngành chắc chắn, người học sau tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực liên quan. Họ có thể làm việc trong các lĩnh vực yêu cầu kiến thức nâng cao về kỹ thuật môi trường hoặc học tập sau đại học như chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Kỹ thuật Môi trường, Kỹ thuật Cấp thoát nước, Quản lý môi trường, Quản lý đô thị tại Trường Đại học Xây dựng hay ở các cơ sở đào tạo đại học trong nước và quốc tế.
6. Liên hệ: Khoa Kỹ thuật Môi trường
Địa chỉ: Phòng 316, nhà A1 - Trường Đại học Xây dựng
Fan Page: https://www.facebook.com/moitruongnuce
Hoặc liên hệ trực tiếp với: PGS.TS. Nguyễn Đức Lượng
Phó Trưởng khoa Kỹ thuật Môi trường
Điện thoại di động: 0986 071 182
Nguồn: Tuyển Sinh Đại học Xây dựng
Kỹ thuật Môi trường là một ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học ngành này sinh viên sẽ được nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh - lý - hoá học.
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật môi trường
Ngành Kỹ thuật môi trường (Mã ngành: 7520320) là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học. Cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.
Ngoài ra, ngành Kỹ thuật môi trường còn cung cấp kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội, xử lý chất thải, mô hình hóa, quy hoạch môi trường.
2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường
3. Các khối ngành xét tuyển ngành Kỹ thuật môi trường
4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường
Sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường có nhiều cơ hội việc làm tại các công ty tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế về cấp thoát nước, xử lý nước, nước thải, công ty thương mại về thiết bị kiểm soát ô nhiễm môi trường, các Trung tâm, Viện nghiên cứu... Các vị trí việc làm tiêu biểu gồm:
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật môi trường. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là gì? Học ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường ra trường làm gì?
Ngành Khoa học môi trường là gì? Học ngành Khoa học môi trường ra trường làm gì?
Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường là gì? Học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ra làm gì?
Cùng phân biệt environment và ambience:
- Environment là thế giới tự nhiên, nói chung hoặc trong một khu vực địa lý cụ thể, đặc biệt là khi bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người.
Ví dụ: Education and the environment are the key areas of interest for the bank, worldwide.
(Giáo dục và môi trường là những lĩnh vực quan tâm chính của ngân hàng trên toàn thế giới.)
- Ambience/atmosphere là cảm giác mà môi trường đem lại.
Ví dụ: It was a truly superb experience, the ambience was incredible.
(Đó là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời, bầu không khí thật đáng kinh ngạc.)