QUYỀN LỢI KHI GIA NHẬP HIỆP HỘI VLA
Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Tiếng Anh là: “Ministry of Education & Training”.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Mỗi một chức năng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục:
– Quy định mục tiêu giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
– Ban hành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;
– Ban hành, cập nhật và hướng dẫn danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy chế đào tạo và liên kết đào tạo;
– Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đối với các trình độ đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ:
– Chủ trì xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ký hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế;
– Ban hành quy chế thi, tuyển sinh; quy định về kiểm tra và đánh giá người học;
– Quy định về mẫu văn bằng, chứng chỉ; việc in và quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ;
– Quy định việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam; quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù;
– Quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:
– Quy định chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
– Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học; hướng dẫn tiêu chuẩn chứng danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.
– Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
– Quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; theo dõi, giám sát tình hình thực hiện tuyển dụng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại các bộ, ngành và địa phương.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học:
– Xây dựng công bố theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị trường học và vệ sinh học đường;
– Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị trường học trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về đảm bảo chất lượng giáo dục:
– Ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia Việt Nam; hướng dẫn chi tiết thực hiện phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng; điều kiện đảm bảo chất lượng tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo;
– Xây dựng, trình Chính phủ quy định điều kiện, thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; điều kiện và thủ tục cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với các trường đại học, học viện, đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài;
– Quyết định cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học và ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; quyết định cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;
– Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
– Chỉ đạo, hướng dẫn công tác đảm bảo chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về kiểm định chất lượng giáo dục:
– Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và các trình độ đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
– Xây dựng, trình Chính phủ quy định điều kiện thành lập, giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
– Quy định việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục;
– Chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, đào tạo, chương trình giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo:
– Ban hành điều lệ, quy chế trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
– Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên;
– Xây dựng trình Chính phủ quy định điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách giải thể các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đại học quốc gia. Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về dịch vụ sự nghiệp công:
– Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
– Hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật sư Trương Anh Tuấn, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Trường giáo dưỡng là nơi tập trung những trẻ vị thành niên (từ 12 tới dưới 18 tuổi) có hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Nhưng do yếu tố thân nhân, tính chất của hành vi phạm tội và hoàn cảnh sống của trẻ em đó thấy cần phải đưa vào trường giáo dưỡng để trang bị những kiến thức cả về văn hóa và cách sinh hoạt trong xã hội sao cho ý nghĩa tích cực và tuân theo pháp luật.
Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Theo Điều 20 Mục 1 Chương II Nghị định 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc quy định: Học sinh được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc; đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học văn hóa cho phù hợp.
Học sinh khi vào trường giáo dưỡng không có hồ sơ học bạ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức kiểm tra kiến thức hai môn Văn và Toán bằng hình thức kiểm tra viết. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xếp lớp học văn hóa cho phù hợp. Quyết định này thay cho học bạ những năm trước đã mất để xét tốt nghiệp cho học sinh.
Ngoài việc học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân và chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định. Phòng học của học sinh được trang bị máy tính, máy chiếu, quạt điện và các dụng cụ dạy học cần thiết.
Kinh phí mua sách, vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh hằng tháng tương đương với 07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương.
Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, thi kết thúc năm học, phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo nơi có trường giáo dưỡng thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an. Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa trong trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông.
Luật sư Tuấn phân tích, do cháu đã 16 tuổi nên được tham gia học nghề do Nhà trường tổ chức, ngoài giờ học văn hóa, cháu được học nghề phù hợp với trình độ học vấn và sức khỏe để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách, giúp cháu có kỹ năng nghề phù hợp để tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Thời gian học nghề do nhà trường quy định, đảm bảo sự phù hợp về thời gian học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt của học sinh nhưng không quá 07 giờ trong một ngày và không quá 35 giờ trong một tuần. Chứng chỉ học nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
“Do cháu bạn đang bị áp dụng biện pháp hành chính đặc biệt nên việc thăm gặp của người thân cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật” luật sư Tuấn chia sẻ.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 24 Mục 1 Chương II Nghị định 140/2021/NĐ-CP nêu rõ học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ.
Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh Nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng dấu giáp lai được Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.
Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát.
Luật sư Tuấn cho biết, chế độ ăn, mặc của học sinh tại các trường giáo dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 28 Mục 8 Chương III Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ.
Cụ thể, học sinh được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm: 17 kg gạo tẻ; 1,2 kg thịt lợn; 1,2 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; 15 kg rau xanh; 0,2 lít dầu ăn; Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than….
Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của học sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật và Khoản 1 Điều 149 Mục 3 Chương X Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để đảm bảo học sinh ăn hết tiêu chuẩn ăn. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt của mỗi học sinh trong một năm được cấp như sau: 02 bộ quần áo dài; 01 bộ quần áo dài đồng phục; 02 bộ quần áo lót; 02 đôi dép nhựa; 01 áo mưa nilông; 01 mũ cứng; 01 mũ vải; 03 khăn mặt; 03 bàn chải đánh răng; 02 chiếu cá nhân; 800 g kem đánh răng; 3,6 kg xà phòng; 800 ml dầu gội đầu.
Học sinh vào trường giáo dưỡng được cấp 01 màn, 01 chăn sợi. Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, mỗi học sinh được cấp thêm 01 áo ấm, 02 đôi tất và 01 mũ len, 01 chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg dùng trong 02 năm. Đối với học sinh phải chấp hành từ 12 tháng trở lên thì được cấp 02 lần (trừ chăn bông).
Học sinh được mang vào trường giáo dưỡng những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an….
Ngoài ra, học sinh của trường giáo dưỡng được chăm sóc y tế theo quy định tại Điều 29 Mục 8 Chương III Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự.
Đáng chú ý, học sinh được gửi và nhận thư, nhận quà là tiền, đồ vật, trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích khác, đồ vật và các loại văn hóa phẩm thuộc danh mục cấm. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra thư, quà trước khi học sinh gửi hoặc nhận. Học sinh có tiền hoặc giấy tờ có giá trị thì phải gửi trường giáo dưỡng để quản lý và sử dụng theo quy định của trường.
“Gia đình cần tích cực động viên giúp cháu chú tâm học tập văn hóa, chăm chỉ lao động cũng như chấp hành tốt các nội quy của trường. Nếu đã chấp hành được ½ thời gian thì hoàn toàn có thể được xem xét, quyết định chấm dứt trước thời hạn”, luật sư Tuấn cho biết thêm./.