Tháng 7 2023 Có Tăng Lương Vùng Không

Tháng 7 2023 Có Tăng Lương Vùng Không

Hỏi: Tôi được biết, hiện tại trong năm 2023, Chính phủ sẽ tăng lương cơ bản. Vậy cùng với việc tăng lương này thì mức lương tối thiểu vùng có được tăng theo không? Hiện tại mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu? Xin cảm ơn.

Tăng lương cơ sở, ai được tăng lương trực tiếp?

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở mới được áp dụng từ ngày 01/7/2024 tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng thay vì 1,8 triệu đồng/tháng như trước đây.

Cũng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở mới được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

Theo đó, từ ngày 01/7/2024, khi lương cơ sở tăng, những người hưởng lương, phụ cấp sau đây sẽ được tăng lương:

1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn và tổ dân phố.

Công nhân được nhiều lợi khác từ 01/7/2024?

Dẫu không được tăng lương từ ngày 01/7/2024 nhưng nhờ chính sách tăng lương cơ sở, những người lao động đi làm công ty cũng được hưởng thêm quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

- Được tăng 10 khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm: (1) Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau; (2) Trợ cấp 1 lần khi sinh con; (3) Trợ cấp dưỡng sức sau thai sản; (4) Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (5) Trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (6) Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (7) Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (8) Trợ cấp dưỡng sức sau điều trị; (9) Trợ cấp mai táng; (10) Trợ cấp tuất hằng tháng.

- Được tăng mức mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.

Trên đây là giải đáp thắc mắc cho câu hỏi:

Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ tiền lương, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Theo thông tin mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Bắt đầu từ tháng 10 năm 2023, Nhật Bản quyết định tăng mức lương cơ bản các vùng ở Nhật.

Nước Nhật áp dụng mức tăng lương giờ tối thiểu lên 1.002 Yên/giờ từ tháng 10 năm 2023. Theo nguồn tin từ Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Trong đó, mỗi khu vực sẽ điều chỉnh mức tăng cụ thể như sau:

– Các tỉnh bao gồm: Tokyo, Aichi, Osaka, Tokyo, Chiba, Kanagawa, Saitama,… tăng lên 41 Yên/giờ.

– Những tỉnh như: Shizuoka, Shiga, Hyogo, Hiroshima, Tochigi, Fukushima, Mie, Niigata, Kyoto, Hokkaido, Gifu, Gunma, Ehime, Okayama, Fukui, Toyama, Wakayama, Ishikawa, Ibaraki, Shimane, Nara, Miyagi, Tokushima, Kagawa, Fukuoka, Yamaguchi, Nagano, Yamanashi,… tăng lên 40 Yên/giờ.

– Các tỉnh còn lại: Iwate, Nagasaki, Aomori, Yamagata, Kumamoto, Miyazaki, Akita, Kamijima, Saga, Kochi, Okinawa, Tottori và Oita được tăng 39 Yên/giờ.

Như vậy, Chính sách này đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản về mức lương vùng tối thiểu cho người lao động. Chính phủ Nhật dự kiến trong những năm tiếp theo mức lương cơ bản tại Nhật sẽ tăng khoảng 3%. Qua đó giúp toàn quốc đạt mức lương trung bình trên 1.000 Yên/giờ. Và mức lương cơ bản các vùng được áp dụng cho mọi NLĐ đang làm việc tại Nhật.

Có thể nói, năm 2023 được xem là thời điểm vàng để tham gia chương trình XKLĐ Nhật. Bởi, Chính phủ Nhật ngày càng tăng cường nhiều chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài đặc biệt là tăng lương tối thiểu vùng. Điều này giúp tạo động lực cho người lao động yên tâm làm việc nâng cao thu nhập, tránh trường hợp bỏ trốn về nước.

Khu vực có mức lương vùng cao nhất tại Nhật

Mức lương vùng cao nhất tại Nhật thuộc về thủ đô Tokyo với 1.113 Yên/giờ. Tăng 41 Yên/giờ so với năm 2022. Tiếp theo lần lượt là các tỉnh bao gồm: Kanagawa (1.112), Osaka (1.064), Saitama (1.028), Aichi (1.027),… Thực tế, những khu vực này đều có mức sống cao, chi phí đắt đỏ hơn so với các tỉnh thành khác.

Khu vực có mức lương vùng thấp nhất ở Nhật

Mức lương vùng thấp nhất tại Nhật là 893 Yên/giờ. Điển hình là một vài tỉnh như: Kumamoto, Aomori, Iwate, Akita, Okinawa, Nagasaki, Kochi, Miyazaki,… Đây là những khu vực có mức phí sinh hoạt thấp trung bình khoảng 25.000 – 30.000 Yên/tháng. So với các tỉnh như Tokyo, Kanagawa,… chi phí sinh hoạt cao hơn trung bình dao động khoảng 70.000 – 80.000 Yên/tháng.

Một số câu hỏi thường gặp về lương cơ bản các vùng ở Nhật

Đi XKLĐ Nhật nên lựa chọn tỉnh nào?

Thực tế, các tỉnh như: Tokyo, Osaka, Kanagawa và Aichi,… là những khu vực có mức lương cơ bản cao nhất. Trung bình đều trên 1.000 Yên/giờ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng các thành phố này thường có mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ.

Còn những khu vực ở xa trung tâm sẽ có mức lương cơ bản thấp hơn nhưng chi phí lại rẻ. Điển hình như: Shizuoka, Kagoshima, Fukuoka,… Tuy mức phí không quá đắt nhưng môi trường sinh sống và làm việc vẫn đảm bảo rất tốt nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Cho nên tùy thuộc vào mục đích của bạn để cân nhắc lựa chọn địa điểm làm việc phù hợp khi đi XKLĐ Nhật.

Có nên chọn tỉnh có mức lương cơ bản thấp?

Những địa điểm ở khu vực xa trung tâm thành phố thường có mức lương cơ bản thấp. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt tại đây cũng rẻ hơn nhiều. Cho nên sau khi trừ các khoản phí thì mức lương thực lĩnh tại những tỉnh này sẽ không thấp hơn so với khu vực lương cao. Do vậy, các bạn hoàn toàn yên tâm lựa chọn các tỉnh thành này khi sang Nhật làm việc.

Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ nắm được những thay đổi trong mức lương cơ bản vùng của Nhật Bản để có thể có những lựa chọn nơi làm việc và có thể nắm được rõ mức lương vùng của Nhật Bản.

Ngoài ra các bạn có nhu cầu sang Nhật học tập và làm việc đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tối để được tư vấn hoàn toàn miễn phí các bạn nhé

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC AKURUHI JV.

Địa chỉ: 124 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Tp.HCM.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký ban hành Nghị định số: 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022.

Theo đó, đối tượng áp dụng là NLĐ làm việc theo HĐLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo quy định của Bộ Luật lao động. NSDLĐ, gồm: DN theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, HTX, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Theo Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%, tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Cụ thể, về mức lương tối thiểu tháng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Về mức lương tối thiểu giờ, Nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của NSDLĐ.

Mức lương tối thiểu tháng/giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tháng/giờ.

Đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.

Cũng theo Nghị định này, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 vùng: Vùng I, gồm TP.Vũng Tàu và TX.Phú Mỹ. Vùng II, gồm TP.Bà Rịa và Vùng III gồm các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 01/07/2022, trong đó: (i) Mức lương tối thiểu tháng điều chỉnh tăng bình quân 6% so với năm 2020, với các mức: vùng I là 4.680.000 đồng, vùng II là 4.160.000 đồng, vùng III là 3.640.000 đồng, vùng IV là 3.250.000 đồng; (ii) Mức lương tối thiểu giờ lần đầu tiên được ban hành, với các mức: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Tuy nhiên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đến nay, có một số vấn đề đặt ra cần phải xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.

Cụ thể, các yếu tố về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, khả năng của doanh nghiệp năm 2023 có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn so với năm 2022: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 5,05%; thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi; sản suất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn; tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.

Giá trị thực tế của mức lương tối thiểu tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP bị suy giảm dần theo thời gian do chỉ số giá tiêu dùng tăng (CPI). Với dự kiến CPI năm 2024 tăng 4% - 4,5% thì mức lương tối thiểu nêu trên sẽ không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ vào nửa cuối năm 2024 (thấp hơn khoảng 4%).

Mức lương tối thiểu hiện được xác lập theo vùng và gắn với địa giới hành chính cấp huyện, tuy nhiên đến nay một số địa bàn áp dụng lương tối thiểu đã không còn phù hợp do có sự thay đổi về địa giới hành chính (đổi tên, thành lập mới, nhập, giải thể) sau khi thực hiện sắp xếp lại theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoặc có sự thay đổi về điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường lao động, chính sách thu hút đầu tư…, và cần phải rà soát, cập nhật.

Ngày 12/01/2024, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có báo cáo số 02/BC-HĐTLQG gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 01/7/2024.

Từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được triển khai cải cách tổng thể theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tiền lương khu vực công sẽ tăng, theo đó, cần có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp để bảo đảm tương quan chung.

Từ thực tế trên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc xây dựng Nghị định quy định mức lương tối thiểu để áp dụng cho năm 2024 là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, tăng tiền lương của người lao động phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Lao động 2019; cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp tình hình thực tế.