Thất Nghiệp Tuổi 40

Thất Nghiệp Tuổi 40

Giấy phép xuất bản số: 159/GP-TTĐT ngày 8/8/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiết kiệm cho những dự định lớn

Ở độ tuổi 40 việc tiết kiệm trở nên vô cùng quan trọng. Khi thất nghiệp, bạn sẽ mất nguồn thu ổn định trong một khoảng thời gian. Do đó, bạn nên tiết kiệm một khoản để chăm sóc sức khỏe, chăm lo cho gia đình và cả những dự định lớn cho riêng mình. Bạn cần có một khoản tiền để bắt đầu những dự định mới như khởi nghiệp, kinh doanh,…

Nhiều người từng băn khoăn không biết làm gì khi 40 tuổi? Thay đổi nghề nghiệp ở tuổi 40 có phải là một lựa chọn sáng suốt không? Thất nghiệp tuổi 38 có thể học nghề gì? Tuy nhiên, nếu bạn có thể trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến ​​thức thì không cần lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi thất nghiệp.

Đối với những người không đủ năng lực hoặc quá nhàm chán với những công việc được trả lương của công ty, họ có thể tự kinh doanh nhỏ với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, mạng internet, việc kinh doanh đã không còn cần quá nhiều vốn. Bạn có thể tận dụng kinh nghiệm, hiểu biết trong thời gian làm việc và học thêm về kinh doanh online để để bắt đầu bán hàng tại nhà. Đây đều là những việc mà người trung niên tuổi 40 có thể làm và mang lại thu nhập rất cao.

👉 Xem thêm: Những việc cần làm để không bao giờ thất nghiệp

Nếu sau 40 năm bạn có nhiều vốn ngoài trình độ chuyên môn, bạn có thể thành lập công ty riêng sau nhiều năm làm việc bằng kinh nghiệm và thế mạnh của mình. Tuy nhiên, bạn cần có nhiều mối quan hệ và đảm bảo tài chính. Khi bạn quyết định thành lập và làm chủ một doanh nghiệp, điều đầu tiên được xác định là khả năng của bạn để đảm bảo tốt nhất việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.

Sau 40 tuổi, nếu bạn có một khoản tiền nhất định có thể đầu tư vào bất động sản. Đây là lĩnh vực đem lại lợi nhuận khá cao hiện nay. Trước tiên bạn chọn những khu vực đất có tiềm năng mà giá cả hợp lý, sau đó bán qua tay kiếm lời. Sau này khi bạn có nhiều mối quan hệ hơn, việc mua bán sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Hoặc bạn có thể xây phòng trọ cho thuê hoặc xây nhà nghỉ để kiếm thêm tiền ngoài việc mua bán đất.

Học cách kiếm tiền bằng công nghệ

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, việc làm online ngày càng trở nên phổ biến và thu nhập cũng khá cao. Đặc biệt hơn, tuổi tác của bạn không phải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những công việc này.

Nếu bạn muốn làm một thứ mới mẻ hơn ngoài công việc suốt thời gian qua thì nên thử một kênh youtube có nội dung mới hoặc một trang kinh doanh trực tuyến với các yếu tố phổ biến. Nếu bạn vẫn sợ không dám làm trong một lĩnh vực mới, bạn sẽ không bao giờ biết khả năng của mình nằm ở đâu và liệu bạn có đủ sức để vượt qua chúng hay không.

Thực chất, thất nghiệp ở tuổi 40 không đáng sợ như bạn tưởng. Bạn phải bình tĩnh và tìm kiếm cơ hội ngay xung quanh mình.  JobsGO tin rằng, sau bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 40?” và có những quyết định phù hợp cho tương lai nhé.

👉 Xem thêm: Làm trái ngành không có nghĩa là uổng phí 4 năm đại học

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Cập nhật ngày: 12/09/2017 06:48:20

ĐTO - Bắt đầu kinh doanh khi ngoài 40 tuổi là hướng đi khiến nhiều người ngán ngại. Nhưng với chị Bùi Thị Thanh Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại NIWA NANO Đồng Tháp thì độ tuổi 40 là dấu mốc quan trọng để con đường sự nghiệp của chị bước sang trang mới.

Phiên chợ Nông nghiệp xanh – cầu nối để sản phẩm của chị Thủy đến với người tiêu dùng

Thay vì an phận với mức lương ổn định tại một doanh nghiệp lớn, chị Thủy lại quyết định dừng lại bắt đầu hành trình khởi nghiệp đầy thử thách của mình. Chị Bùi Thị Thanh Thủy kể: “Ban đầu khi tôi bày tỏ ý định nghỉ việc để tập trung phát triển sản phẩm mứt từ các loại trái cây vỏ the, nhiều người cho rằng tôi có suy nghĩ ngớ ngẩn, thậm chí có người thân trong gia đình còn không nhìn mặt tôi vì cho rằng tôi có tư tưởng điên rồ, lập dị. Nhưng bằng kinh nghiệm thực tiễn, niềm đam mê, tôi tin rằng sản phẩm của mình sớm được thị trường đón nhận. Và, cuối cùng thành công đã đến với tôi sau gần 1 năm gian nan khởi nghiệp”.

Ý tưởng khởi nghiệp từ sản phẩm làm từ vỏ của một số loại trái cây đặc sản ở Đồng Tháp như: bưởi, cam, chanh, quýt hồng đến với chị Thủy rất tình cờ.

Thời điểm năm 2015 – 2016, trong những tháng ngày tìm kiếm phương thuốc trị bệnh cho mẹ, chị Thủy tình cờ phát hiện ra nhiều công dụng tuyệt vời từ vỏ của các loại trái cây có nhiều ở Đồng Tháp như: bưởi, cam, chanh trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ung thư, cảm sốt. Với bàn tay khéo léo của người nội trợ, những loại vỏ lâu nay chỉ mang vứt đi đã được chị Thủy chế biến thành nhiều loại mứt, rất vừa miệng và dễ sử dụng.

Ban đầu sản phẩm chỉ được sử dụng trong gia đình với ý định hỗ trợ trị bệnh cho mẹ, một thời gian sau khi bệnh của mẹ chị dần dần thuyên giảm, chị Thủy bắt đầu chế biến nhiều hơn gửi tặng bạn bè. Sau khi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người thân và bạn bè, chị Thủy nung nấu ý tưởng sản xuất các loại mứt này với số lượng nhiều hơn và thực hiện thương mại hóa cho sản phẩm.

Tuy nhiên, với một người chỉ quen với công việc kế toán hơn 20 năm, không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn ở lĩnh vực chế biến thực phẩm thì ngả rẽ mà chị Thủy chọn để khởi nghiệp được nhiều người nhận định là rất mạo hiểm.

Chị Thủy nhớ lại: “Từ cách chế biến để sử dụng trong gia đình và đến sản xuất để bán là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khách hàng luôn đòi hỏi cao về hình thức cũng như chất lượng. Thời gian đầu, khi được mời tham dự các Phiên chợ nông nghiệp Xanh do UBND tỉnh tổ chức, tôi rất mừng vì nghĩ rằng mình sẽ có nhiều cơ hội hơn. Nhưng trong suốt 4 phiên chợ đầu tiên ở TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc, sản phẩm của tôi gần như chỉ để cho khách hàng dùng thử. Song đến các phiên chợ kế tiếp cơ hội đã thực sự mỉm cười với tôi, khách hàng chủ động tìm đến gian hàng và đặt hàng với số lượng nhiều”.

Sau những va vấp ở buổi đầu, chị Thủy hiểu rằng, muốn khởi nghiệp thành công trong thời đại công nghệ và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì điều đầu tiên là phải đi học. Học và nghiên cứu để dung nạp thêm những kiến thức mà một Starup đang khiếm khuyết. Chị đăng ký theo học hầu hết các khóa học ở tỉnh, các chương trình diễn đàn, hội nghị liên quan đến khởi nghiệp.

Sau những nỗ lực không ngừng, dự án khởi nghiệp của chị Thủy nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ tỉnh cũng như các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Hiện tại, được sự tư vấn từ một Mentor mà Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) đã kết nối với chị Thủy các chiến lược về sản xuất, phát triển thị trường. Từ đó, các khâu trong quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Hiện chị Thủy đang nhờ sự hỗ trợ từ các Viện, Trường, đơn vị có kinh nghiệm để giúp chị hoàn thiện quy trình sản xuất; đầu tư công nghệ, máy móc phù hợp để mở rộng sản xuất; nâng cấp bao bì; xây dựng web size chuyên nghiệp... nhằm nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Từ những sản phẩm khiêm tốn ở buổi đầu khởi nghiệp, hiện chị Thủy đã cung cấp cho thị trường 12 dòng sản phẩm các loại. Sản phẩm chính vẫn là các loại mứt được chế biến từ vỏ bưởi, vỏ chanh giấy, cam xoàn, quýt hồng của Đồng Tháp.

Song song đó, chị Thủy cũng nghiên cứu và phát triển thêm các dòng sản phẩm phụ như: rượu bưởi, nước màu bưởi, muối ớt chanh, muối rau răm, sản phẩm bonsai mini trang trí văn phòng từ hạt của cam, chanh, bưởi... Theo chia sẻ của chị thì chính các sản phẩm phụ lại dễ dàng chiếm nhiều cảm tình của người tiêu dùng. Các sản phẩm này phần lớn do chị Thủy tận dụng từ nguồn nguyên liệu mà chị chế biến mứt còn lại. Sản phẩm phụ cũng đã góp phần giúp sản phẩm chính giảm được giá thành.

Chia sẻ về quan niệm trong kinh doanh, chị Thủy cho biết: “Ngay từ ngày đầu khởi nghiệp, tiêu chí của tôi là phải làm thế nào để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách chất lượng và an toàn nhất. Chính vì vậy, để có được nguồn nguyên liệu sạch tôi phải lặn lội xuống tận vườn cam, quýt, những nơi đã được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP để thu mua nguyên liệu. Tôi hi vọng con đường mình lựa chọn sẽ thành công, có thể giúp nhiều nông dân thêm động lực, hăng hái hơn trong sản xuất nông sản sạch. Đây là ước mơ mà cũng là tâm huyết mà công ty chúng tôi muốn hướng tới”.

Hiện tại, ngoài việc “phủ sóng” khắp các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, 12 dòng sản phẩm của chị Thủy đã có mặt tại một số tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, các tỉnh miền Đông, TP.Đà Nẵng. Chị Thủy còn có tham vọng khi có thị trường ổn định, chị sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các dòng sản phẩm tiện dụng như kẹo ngậm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng phân khúc khách hàng.