Thủ Tục Lập Hộ Mới

Thủ Tục Lập Hộ Mới

Sự ra đời của một đứa trẻ là sự kiện đầy ý nghĩa đối với mỗi gia đình. Bên cạnh niềm vui chào đón thành viên mới, cha mẹ cũng cần chú trọng đến các thủ tục hành chính, trong đó việc nhập hộ khẩu cho con mới sinh là một bước quan trọng. Thủ tục này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho con trong suốt quá trình phát triển mà còn giúp gia đình hoàn tất những giấy tờ pháp lý cần thiết theo quy định của pháp luật.

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Khoản  2 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP qui định chi tiết một số điều và và biện pháp thi hành Luật Cư trú có qui định: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú”. Trẻ được nhập khẩu theo hộ khẩu của bố hoặc của mẹ. Việc nhập khẩu cho trẻ đúng thời hạn là hoàn toàn miễn phí.

Người đăng kí nhập hộ khẩu cho trẻ có thể là cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ.

Để đăng kí nhập hộ khẩu cho con mới sinh, người đi đăng kí nhập hộ khẩu cho trẻ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– 1 tờ Bản sao giấy khai sinh của trẻ (có dấu đỏ do Uỷ ban nhân dân xã/ phường cấp) và 1 bản photo.

– Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của bố mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản photo.

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).

– Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) (mẫu do cơ quan Công an quận/huyện/thị xã/thành phố cung cấp).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, người đăng kí nhập hộ khẩu cho trẻ nộp các giấy tờ, mẫu tờ khai tại cơ quan công an quận/ huyện/ thị xã/ thành phố nơi cư trú chung của bố mẹ (trường hợp bố mẹ có cùng hộ khẩu thường trú); nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trường hợp bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú).

Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh (có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo) để lưu vào hồ sơ tàng thư hộ khẩu. Cán bộ đưa giấy hẹn, trong đó ghi rõ thời gian (tối đa 10 ngày) sẽ nhận lại sổ hộ khẩu.

Nếu quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày kể từ ngày trẻ được đăng ký khai sinh mà cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em chưa làm thủ tục nhập hộ khẩu thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (Điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình).