Tiếng Đàn Bầu Việt Nam

Tiếng Đàn Bầu Việt Nam

Bóng bầu dục Mỹ (gọi đơn giản là football ở Hoa Kỳ và Canada), còn được gọi là gridiron football (bóng bầu dục Bắc Mỹ), tiếng lóng tiếng Việt là banh cà na, là môn thể thao đồng đội bao gồm hai đội tham gia, mỗi đội gồm 11 cầu thủ trên một sân bóng hình chữ nhật có cột gôn ở mỗi đầu sân. Đội tấn công là đội cầm bóng (quả bóng có hình bầu dục), tịnh tiến vào phần sân đối phương bằng cách chạy với bóng hoặc chuyền bóng, trong khi đội phòng thủ là đội không cầm bóng, phải ngăn chặn bước tiến của đội tấn công và giành lại quyền kiểm soát bóng. Đội tấn công phải tịnh tiến được ít nhất 10 yard trong 4 lượt (down). Nếu thất bại, đội phòng ngự khi đó sẽ giành quyền cầm bóng, nhưng nếu thành công, đội tấn công sẽ nhận được 4 lượt down mới để tiếp tục tiến bóng. Có 2 cách ghi điểm chủ yếu, đó là đưa bóng vào vùng cấm địa (end zone) của đội đối phương để ghi được touchdown hoặc sút bóng qua cột gôn của đối phương để ghi bàn. Đội có nhiều điểm nhất khi kết thúc trận đấu sẽ chiến thắng.

Bộ Kinh ở Trung Quốc còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Ảnh: Người Lao Động

Ban đầu, khu vực này gồm ba thôn: Vạn Vĩ, Mu Đầu và Sơn Tâm với số dân chưa đến 100 người thuộc 12 dòng họ: Tô, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng và Lương.

Nhờ phù sa bồi đắp, ba hòn đảo sau này đã hợp thành đất liền và phát triển thêm nhiều thôn xóm khác, nhưng tên gọi Tam Đảo vẫn được giữ nguyên. Cộng đồng người gốc Việt này được ghi nhận là tộc Kinh, một trong 56 dân tộc của Trung Quốc.

Sau 500 năm, Tam Đảo hiện có gần 20.000 người gốc Việt thuộc thế hệ thứ 9-10. Mặc dù không còn mối liên hệ trực tiếp với quê hương, nhưng họ vẫn gìn giữ bản sắc và ngôn ngữ mẹ đẻ thông qua việc sử dụng hằng ngày.

Đánh đàn bầu, ăn nước mắm như người Việt

Dường như bỏ mặc thời gian, làng chài Vạn Vĩ hiện ra đầy đủ những nét bản địa với cây đa, bến nước, mái đình. Đặc biệt, ngay trước cổng làng, chính quyền địa phương đã xây dựng một bảo tàng nhằm lưu giữ toàn bộ văn hóa Việt Nam, nhắc nhở con cháu bộ tộc Kinh về cội nguồn của mình.

Những hình ảnh như tranh vẽ rước kiệu, áo dài, điếu cày, chum vại, vó đánh cá, truyện Thạch Sanh, hay những món đặc sản như nước mắm, bún, miến, đồ khô tẩm gia vị... đã trở thành một phần không thể thiếu trong tiềm thức của mỗi người dân làng chài.

Bà Tô Tiết, thế hệ thứ 10 của người dân tộc Kinh tại Trung Quốc chơi đàn bầu. Ảnh: Người Lao Động.

Chia sẻ với phóng viên báo Dân Trí, cô Tô Tiết cho biết, tổ tiên cô đã đến vùng biển này lập nghiệp từ hơn 500 năm trước. Dù từ đó đến nay chưa từng trở về Việt Nam tìm lại cội nguồn, nhưng nhờ việc cùng cha mẹ sử dụng tiếng Kinh, cô vẫn có thể nghe và hiểu ngôn ngữ này. Tuy nhiên, đến đời con cháu hiện tại, việc sống chung với người Hán và sử dụng tiếng phổ thông đã khiến việc duy trì ngôn ngữ gốc trở nên khó khăn hơn.

"Hàng xóm ở đây chủ yếu là người Kinh, từ 12 đến 17 tuổi thì có thể nói tiếng Việt. Mặc dù không trở về quê hương, nhưng ai cũng có ý thức giữ gìn văn hóa bản địa…" - bà Tiết nói.

Bên cạnh ngôn ngữ, người Kinh ở Trung Quốc vẫn giữ gìn trọn vẹn văn hóa lễ Tết của Việt Nam. Đặc biệt với ngư dân, ngày 6/9 hằng năm là lễ hội lớn nhất, nơi họ cầu mong mưa thuận gió hòa.

"Từ khi còn nhỏ, do mẹ tham gia đoàn văn nghệ làng, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với đàn bầu cổ, sáo trúc và hát các làn điệu dân tộc. Vào ngày lễ cầu Hải Long Vương, tôi thường đảm nhiệm việc đàn hát. Ba đảo tổ chức lễ vào ba ngày khác nhau, tạo cơ hội để người dân từ khắp nơi đổ về chung vui và cầu may", cô Tiết chia sẻ.

Chị Nương, hướng dẫn viên du lịch tại Trung Quốc, cho biết:

Nhiều người trẻ của bộ Kinh vẫn sử dụng và giữ gìn tiếng Việt. Ảnh: Internet

"Tam Đảo hiện nay là nơi duy nhất còn sử dụng tiếng Việt. Thậm chí, trên các biển báo giao thông vẫn có chữ quốc ngữ để phục vụ người dân.

Trong thời gian sống ở đây, tôi đã gặp rất nhiều bà con người Kinh. Họ rất tự hào về dân tộc, mến khách và luôn có ý thức cao trong việc lưu giữ và phát huy văn hóa".

Diễn đàn Logistics Việt Nam (VLF) được Bộ Công Thương tổ chức hàng năm từ năm 2013 đến nay. Năm 2024, Diễn đàn Logistics Việt Nam do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức trong 02 ngày 01 - 02/12/2024 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với chủ đề “Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”. Diễn đàn có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tham dự phiên toàn thể  bao gồm 500 đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực Đông Nam Bộ; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics, sản xuất và xuất nhập khẩu, các chuyên gia và các cơ quan truyền thông.

Thời gian qua, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu về các khu thương mại tự do trên thế giới. Đây là một loại hình khu kinh tế có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, góp phần thúc đẩy dịch vụ logistics. Hiện tại Việt Nam chưa có khu thương mại tự do. Vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã được Quốc hội thông qua cơ chế thí điểm thành lập khu thương mại tự do, là cơ sở để thí điểm nghiên cứu chính sách mới, làm tiền đề để luật hóa các quy định về khu thương mại tự do cho cả nước. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại tự do và với lợi thế địa kinh tế, việc nghiên cứu, đề xuất triển khai xây dựng, thành lập và phát triển mô hình các khu thương mại tự do nên được thực hiện sớm để tận dụng thời cơ, góp phần đưa ngành dịch vụ logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng logistics toàn cầu.

Logistics là một ngành dịch vụ trải dài trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, đòi hỏi mức độ ứng dụng công nghệ lớn. Chuyển đổi số đang là một xu hướng tất yếu, giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Quá trình chuyển đổi số trong ngành logistics đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực của các ngành, các cấp, lãnh đạo và nhân viên tại doanh nghiệp để đạt được mục tiêu.

Là địa phương nhận định có nhiều đặc điểm lợi thế trong phát triển khu thương mại tự do, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh chia sẻ, quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ.

Trong những năm gần đây, tỉnh được Trung ương quan tâm đầu tư nguồn lực, mạng lưới giao thông vùng Đông Nam Bộ và liên vùng đang được hoàn thiện. Cùng với việc phát triển Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hiện đại hóa cụm cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển tầm cỡ khu vực và thế giới gắn với phát triển trung tâm logistics cấp quốc gia và quốc tế theo mô hình “cảng xanh, logistics xanh” đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Do đó, việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ là bước đi chiến lược để hoàn thiện hạ tầng logistics Vùng Đông Nam Bộ.