Ngày đăng: 29/02/2024 Người đăng: Phạm Văn Thành
Tổng quan về Đại học Luật Hà Nội
Cơ sở vật chất của Trường Đại học Luật Hà Nội vô cùng đầy đủ bao gồm: 90 Phòng học, giảng đường; 2 hội trường lớn; 2 phòng thực hành tin học; 5 phòng thư viện và 1 phòng đọc.
Ngay từ những năm 1988, nhà trường đã sử dụng hệ thống quản trị tiên tiến với phần mền Libol để phục vụ tra cứu, quản lý người đọc…
Toà nhà A – Biểu tượng của HLU được thiết kế dưới hình dạng chữ L (Law). Với 15 tầng cao vút với hệ thống thang máy và phòng học vô cùng hiện đại. Đây cũng là nơi để HLU-er tập tành văn nghệ, tham gia các buổi họp CLB – Đội nhóm, các buổi sinh hoạt ngoại khoá,…
Học bổng cho tân sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Ngoài ra, để khuyến khích sinh viên thi đua học tập, rèn luyện tốt hơn. Hàng năm nhà trường còn tổ chức trao học bổng cho các bạn sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Như:
Ngoài các giờ học tập trên giảng đường với tài liệu, giáo trình dày cộp. Thì HLU cũng có rất nhiều các Clb nghiên cứu, học tập cũng như nghệ thuật, thể dục – thể thao tha hood cho các bạn giao lưu, học hỏi nhằm tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho sinh viên. Như: CLB Luật gia trẻ, CLB Hùng biện, CLB Pháp luật học đường, Các cuộc thi văn nghệ, giải đấu thể thao,…
Trường đại học Luật Hà Nội đã và đang là nơi đào tạo cử nhân Luật xuất sắc của biết bao thế hệ sinh viên. Cựu sinh viên của trường hiện đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tiêu biểu như: Doanh nhân – Trịnh Văn Quyết, Chính khách – Lê Thị Thuỷ, Nhà ngoại giao – Lê thị Thu Hằng, Cầu thủ bóng đá – Lê Công Vinh,…
Đại học Luật Hà Nội là ngôi trường mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Đây cũng là ngôi trường đào tạo cử nhân luật chất lượng cao tại miền Bắc cũng như cả nước . Chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn, sinh viên HLU đều được tạo điều kiện tối đa để phát triển và khám phá bản thân, rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết. Hy vọng bài viết chia sẻ chi tiết về Đại học Luật Hà Nội này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực sự hữu ích và giá trị.
Theo quy định tại Quyết định số 868/QĐ-BTP ngày 07 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau
Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Trường”) là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ luật học và các ngành khác có liên quan phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của Trường; nghiên cứu khoa học pháp lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật.
Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trường có tên giao dịch quốc tế là Hanoi Law University (viết tắt là HLU)
Trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Tư pháp.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về tổ chức bộ máy, biên chế, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, văn bản về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác của Ngành Tư pháp và của đất nước trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm:
a) Xác định và mở các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
b) Phát triển chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá; xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo;
c) Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và các văn bằng, chứng chỉ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Thực hiện các nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội và các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao (không bao gồm đào tạo, liên kết đào tạo trung cấp luật).
5. Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
6. Tổ chức biên soạn, thẩm định, phát hành các giáo trình, sách và tài liệu để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường.
7. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp giáo dục và quản lý sinh viên; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và gia đình thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên.
8. Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chiến lược, định hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Nhà trường;
b) Huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học theo quy định pháp luật;
c) Tổ chức cho các tập thể, công chức, viên chức và sinh viên, học viên trong Trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học;
d) Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt động của Trường; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu theo đặt hàng của các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
9. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý.
10. Tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của Trường và nhu cầu của xã hội.
11. Tham gia xây dựng, góp ý và tham gia thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
12. Thực hiện hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
13. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
14. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
15. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của Trường theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và theo quy định của pháp luật.
17. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng nếp sống văn hoá và môi trường sư phạm trong Trường.
18. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; thực hiện công tác thanh tra đào tạo theo quy định của pháp luật.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.