Lợi thế với bảng chữ cái Latinh, được làm quen với tiếng Anh từ các lớp tiểu học, thế nhưng tiếng Anh của người Việt vẫn kém xa các bạn láng giềng như Singapore, Malaysia, Philippines. Đâu là lý do khiến người Việt nói tiếng Anh kém? Có giải pháp gì để học giỏi thứ ngôn ngữ quốc tế này?
Chuẩn hóa phát âm với bảng IPA 43 âm
Phát âm chuẩn là chìa khóa để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Bước đầu tiên của quá trình này là chuẩn hóa phát âm với bảng IPA. IPA (International Phonetic Alphabet) là bảng phiên âm tiếng Anh đầy đủ, gồm các ký tự quy định cách phát âm của 44 âm tiết cơ bản trong Tiếng Anh. Tất cả các từ trong tiếng Anh đều được cấu thành từ 44 âm này. Học cách đọc và phát âm chuẩn các âm tiết này sẽ giúp bạn nói hay và chuẩn hơn rất nhiều.
Quan trọng là thế nhưng học tiếng Anh ở bậc phổ thông hay tự học ở nhà, người học thường bỏ qua hoặc xem nhẹ bảng IPA.
Có rất nhiều người có vốn từ vựng, ngữ pháp và kỹ năng phát âm nhất định nhưng khi bước vào tình huống giao tiếp thực tế lại nói không tốt. Một chuyện nghe có vẻ vô lý nhưng có không ít người đang gặp phải vấn đề này. Lý do chung cho tình trạng này rất đơn giản, gói gọn trong một chữ “sợ”. Sợ mình dùng ngữ pháp sai, sợ mình phát âm không chuẩn. Sợ bị người khác cười chê. Lâu dần, họ đánh mất tự tin và hình thành chướng ngại tâm lý trong giao tiếp tiếng Anh.
Để nói tiếng Anh trôi chảy, hãy bỏ mọi nỗi sợ và lo lắng lại phía sau. Nếu sai lại sửa, sửa tới khi nào đúng thì thôi. Nếu không sai thì sẽ không bao giờ có cơ hội sửa đúng. Bí kíp thành công không phải bạn nói chuẩn như thế nào mà là bạn có dám sai và sửa sai hay không.
Hiểu được những hạn chế trong phương pháp học tiếng Anh hiện tại và gạt bỏ được những trở ngại tâm lý, bất cứ ai cũng có thể “giỏi tiếng Anh” và tự tin giao tiếp trôi chảy. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen học ngay hôm nay!
Click để xem thêm một số tips giúp bạn bắt đầu dễ dàng hơn
Cách phát âm chuẩn giọng Anh-Mỹ
You cannot copy content of this page
Ngày 25/4, Công an TP Hà Nội cho biết Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng gồm: Lê Văn Vàng (43 tuổi), Lương Việt Anh (37 tuổi), Nguyễn Văn Giảng (37 tuổi), Nguyễn Trường Doanh (41 tuổi), Trần Trọng Đại (31 tuổi) và Hoàng Thị Quỳnh Anh (41 tuổi).
Theo cơ quan chức năng, từ tháng 9/2022 đến ngày 18/6/2023, các bị can trên đã sử dụng danh nghĩa tổ chức Cambridge International - là tổ chức không có thật - chấp thuận cho Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục thuộc Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam để tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ tiếng Anh theo khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) bằng hình thức thi online và cấp chứng chỉ mang tên tổ chức Cambridge International.
Để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án, Cơ quan An ninh điều tra thông báo ai là bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International, cần liên hệ với Công an TP Hà Nội tại số 89 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội hoặc SĐT 069.219.4081 để giải quyết.
Giải pháp đi từ “kém” lên khá và giỏi tiếng Anh
Trước khi biết nói, Tiếng Anh cũng là ngoại ngữ với trẻ em người Mỹ. Chính chúng cũng phải học tiếng Anh, cũng giống như tôi, bạn và tất cả người Việt từng học tiếng Việt từ thủa vỡ lòng vậy.
Một đứa trẻ sẽ nghe người lớn nói chuyện, sau đó bắt chước và học nói. Sau cùng mới là học đọc và viết. Như vậy, quy trình tự nhiên một người học chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình là nghe – nói – đọc – viết.
Dù khi chúng ta đã trưởng thành, để bắt đầu học bất cứ một ngôn ngữ mới nào, hãy học theo quy trình tự nhiên này.
Nghĩ bằng tiếng Việt, rồi dịch sang tiếng Anh. Vòng luẩn quẩn khiến “giỏi tiếng Anh” cứ mãi xa vời
Hầu hết học sinh được làm quen với tiếng Anh từ khá sớm, từ bậc THCS, thậm chí là bậc tiểu học từ sau năm 2003. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ thực sự nghiêm túc khi cần thi tốt nghiệp hay khi tiếng Anh là điều kiện bắt buộc đầu vào và đầu ra trong trường đại học. Điều đó có nghĩa chúng ta học tiếng Anh khi tiếng Việt đã thành thạo. Tuy nhiên thành thạo tiếng Việt vô hình chung lại trở thành một rào cản khi ta học tiếng Anh (hay bất cứ một ngôn ngữ thứ hai nào).
Khi học tiếng Anh, chúng ta có xu hướng so sánh với những gì đã biết trong tiếng Việt. Bạn sẽ đọc từ này như thế nào “lit”?. Dễ quá chả cần tra từ điển, lờ-ít-lít, lít?.
Nếu bạn phát âm từ này như vậy, đã sai hoàn toàn nhé. Không tin hãy mở từ điển oxford learner dictionary hoặc Cambridge Dictionary ra nghe thử. Nhiều bạn than thở, học nhiều năm mà phát âm tiếng Anh không chuẩn, vậy hãy thử xem lại mình có vô tình mắc phải sai lầm này không nhé.
Khi nhìn thấy một sự vật, bạn sẽ nghĩ đến tên gọi sự vật đó trong tiếng Anh hay tiếng mẹ đẻ trước? Câu trả lời không khó đoán. Bạn sẽ nghĩ đến tiếng Việt trước, sau đó tìm kiếm từ tương đương trong tiếng Anh. Cách tư duy này tiếp tục được sử dụng cho cả câu dài khi bạn trong cuộc đối thoại thực tế. Thói quen dịch tiếng Việt sang tiếng Anh thâm căn cố đế này chính là lý do bạn mất rất lâu để nói được một câu hoàn chỉnh. Cuộc nói chuyện sẽ thế nào khi bạn mất cả vài phút để nói xong một câu?
Càng học nhiều ngoại ngữ, bạn sẽ càng thấy tiếng Việt đẹp và độc đáo. Sự độc đáo này sẽ trở thành cản trở cho người học trong việc phát âm.
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, tức là một từ sẽ được cấu thành một âm. Trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, một từ tiếng Anh có thể bao gồm nhiều âm tiết khác nhau. Ví dụ: Từ “tiếng Anh” bao gồm 2 âm cũng là 2 từ “tiếng” và “Anh” Từ “English”, một từ nhưng bao gồm 2 âm tiết /ˈɪŋ.ɡlɪʃ/
Do ảnh hưởng đặc điểm của tiếng mẹ đẻ nên người Việt thường có khuynh hướng phát âm “một từ tiếng Anh có nhiều âm” như “nhiều từ tiếng Việt có một âm”, và hay bỏ qua các phụ âm cuối.
Tiếng Việt có thanh điệu (tạo nên bởi các dấu); Tiếng Anh có trọng âm. Người Việt không có khái niệm trọng âm trong “ngôn ngữ đầu tiên” của họ và thường không ý thức được tầm quan trọng của trọng âm. Học cách đọc và đọc đúng trọng âm là một trong những điều kiện cơ bản để luyện phát âm tiếng Anh.