Tất tần tật thông tin hướng dẫn làm hộ chiếu ở TP HCM cho người có hộ khẩu tại TP HCM cũng như người ngoại tỉnh đang sống và làm việc tại thành phố này.
Ai có thể làm được hộ chiếu tại TP.HCM
Bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu ở TP.HCM nếu thuộc một trong các đối tượng sau đây:
Bạn có thể lựa chọn liên hệ Phòng quản lý Xuất nhập cảnh Công An TP Hồ Chí Minh hoặc Cục quản lý Xuất nhập cảnh Công An TP Hồ Chí Minh đều được. Tuy nhiên, mỗi cơ quan lại có một số thẩm quyền và chức năng khác nhau, cụ thể như sau:
Hướng dẫn chi tiết quy trình làm hộ chiếu tại TP.HCM
Khi làm hộ chiếu tại TP.HCM cũng thực hiện theo một trình tự rõ ràng gồm 5 bước:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn ở trên
Bạn có thể thực hiện khai báo tại nơi làm thủ tục vì ở đó có sẵn máy tính. Tuy nhiên, nếu có thể Canada Plaza khuyên bạn nên làm ở nhà vì việc này giúp bạn chủ động hơn về mặt thời gian.
Bạn xác định rõ mục đích là làm mới, cấp lại hay bổ sung thông tin làm hộ chiếu và chọn nộp hồ sơ ở cơ quan tiếp nhận phù hợp.
Bạn mang hồ sơ đến cơ quan, xếp hàng, chụp ảnh theo thứ tự và mang các giấy tờ đến bàn tiếp nhận để được các cán bộ kiểm tra, đối chiếu xác thực.
Bước 4: Nộp lệ phí, nhận biên lai tại quầy
Bước 5: Đăng ký cách nhận hộ chiếu
Bạn có thể đăng ký nhận hộ chiếu qua đường bưu điện về địa chỉ mong muốn. Bạn cũng có thể đến địa điểm nơi nộp hồ sơ để nhận lại hộ chiếu
điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ, người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1 - Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Căn cứ khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi:
+ Không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2 - Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc.
4 - Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
5 - Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động.
Nếu đảm bảo được các điều kiện nói trên, người lao động nước ngoài mới được phép làm việc tại Việt nam.
Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc, cần điều kiện gì? (Ảnh minh họa)
Người tỉnh ngoài khi làm hộ chiếu có cần xác nhận tạm trú không?
Người có hộ khẩu ngoại tỉnh nếu sử dụng thẻ căn cước công dân thì không phải làm thủ tục xác nhận tạm trú khi làm hộ chiếu trừ trường hợp làm cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế nhận thức.
Kinh nghiệm khi làm hộ chiếu tại TP.HCM
Dưới đây là một vài bí quyết bạn cần lưu ý để quy trình làm hộ chiếu diễn ra nhanh chóng:
Người có hộ khẩu TP HCM có thể làm hộ chiếu tại 1 tỉnh, thành phố khác được không?
Người có hộ khẩu tại TP.HCM có quyền làm hộ chiếu tại bất kỳ tỉnh thành phố nào trong 63 tỉnh trên toàn quốc nếu sử dụng thẻ căn cước công dân.
Cục quản lý Xuất nhập cảnh Công An TP Hồ Chí Minh
Lệ phí làm hộ chiếu TP.HCM sẽ do Nhà Nước quy định và thống nhất trên toàn nước. Những chi phí khác sẽ do các đơn vị tự quy định. Dưới đây là những chi phí làm hộ chiếu ở TP.HCM, cụ thể:
Giấy tờ cần mang khi làm hộ chiếu
Theo Khoản 1 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, những giấy tờ bạn cần mang khi làm hộ chiếu bao gồm:
Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài cần điều kiện gì?
Để có thể thuê người lao động nước ngoài làm việc cho mình, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Trước khi tuyển dụng những người này:
+ Doanh nghiệp phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền:
+ Nhà thầu phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Nơi gửi bản kê khai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.
Căn cứ: Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4, Điều 5 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Trên đây là những điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Trung tâm Lao động ngoài nước (Colab), thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cho biết 2 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 28.429 người, gấp 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) đang dẫn đầu. Năm nay Việt Nam đặt kế hoạch đưa 110.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Anh Trần Đình Vũ (33 tuổi, quê Đồng Nai) ngừng công việc kỹ thuật chuyển sang làm sales (bán hàng) bất động sản. Tuy nhiên, việc kinh doanh không thuận lợi, nhất là sau giai đoạn nửa cuối năm 2022 khi thị trường bất động sản có dấu hiệu đi xuống. Do vậy, thu nhập của anh khó có thể gồng gánh chi phí cho gia đình, trong khi còn 2 con đang tuổi ăn học.
Người lao động được đào tạo nghề trước khi sang Nhật Bản
"Tháng 2-2023, thông qua một người quen giới thiệu, tôi gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc theo diện visa E7 (dành cho lao động tay nghề cao) và kỳ vọng sẽ xuất cảnh trong năm nay" - anh Vũ nói. Còn anh Nguyễn Văn An (34 tuổi, quê Hà Tĩnh) vừa nhận được tháng lương đầu tiên sau khi rời quê sang Đức làm đầu bếp.
Từng tốt nghiệp cao đẳng nghề và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong nhà hàng, anh không gặp khó gì khi xét duyệt hồ sơ. "Chương trình không yêu cầu chứng chỉ tiếng Đức và chi phí bỏ ra ban đầu trong khả năng xoay xở nên tôi tham gia ngay" - anh An cho biết. Với mức lương 1.500 euro/tháng (khoảng 37-38 triệu đồng), anh An cho rằng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn gửi về cho gia đình.
Từng làm công nhân ở quận 9, TP HCM với mức lương hơn 5 triệu đồng, 7 năm trước anh Phạm Văn Toản (29 tuổi, quê Nghệ An) bỏ việc về quê đi XKLĐ tại Nhật Bản. Nhờ tiết kiệm và chăm lo làm việc, anh không chỉ giúp bố mẹ trả hết nợ mà còn xây lại nhà ở quê. Hết hạn hợp đồng về nước, ngoài phụ giúp gia đình buôn bán, anh còn chạy taxi để có thu nhập. Sau hơn 2 năm về nước, nhận thấy khó có thể tích lũy nên đầu năm nay anh nộp hồ sơ đi XKLĐ lần 2. "Ở Nhật Bản, thu nhập của tôi mỗi tháng khoảng 30 triệu đồng. Khi về nước tôi không thể tìm được công việc phù hợp với mức lương như vậy" - anh Toản nói.
Cùng nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc, anh Nguyễn Quang Tiền (26 tuổi, TP HCM) đang đặt mục tiêu vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nhật vào tháng 7 tới. Anh dự tính trong thời gian 3 năm làm thực tập sinh (TTS), ngoài học hỏi, nâng cao kỹ năng công việc, anh sẽ tập trung cải thiện ngoại ngữ để khi về nước làm việc.
Theo các chuyên gia, thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục nhận số lượng lớn lao động Việt Nam trong năm nay. Đối với thị trường Nhật Bản, chương trình TTS kỹ năng vẫn nhận được sự quan tâm lớn. Sau khi hoàn thành thời hạn, TTS có thể đăng ký thi visa kỹ năng đặc định (lao động lành nghề) thời hạn từ 5-10 năm, với quyền lợi cơ bản như người Nhật.
Bà Huỳnh Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Chuyển giao Lao động và Chuyên gia Suleco, cho biết Nhật Bản đang áp dụng nhiều chính sách phúc lợi cho TTS Việt Nam như cam kết việc làm trong 3 năm, chính sách bảo hiểm hấp dẫn, nhận tiền trợ cấp một lần sau khi về nước. "Bên cạnh những công việc về sản xuất, công trình, chế biến thực phẩm thì các vị trí trong ngành chăm sóc sức khỏe tại Nhật cũng đang có nhu cầu cao, thu nhập từ 33-39 triệu đồng/tháng. Thời điểm trước Tết chúng tôi có đơn hàng cần tuyển 21 TTS chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên tới nay vẫn chưa tuyển đủ" - bà Hiền nói.
Ông Nguyễn Xuân Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Nhân lực Quốc tế SOVILACO, cho hay năm 2023, Hàn Quốc dự kiến tuyển dụng hơn 12.000 lao động Việt Nam theo Chương trình EPS với 4 ngành nghề: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp. Đặc biệt, đối với chương trình thuyền viên tàu cá gần bờ, theo chính sách mới từ Hàn Quốc, sau khi hết hạn hợp đồng, lao động có thể chuyển đổi từ visa E10 sang visa E7-4 (visa kỹ thuật cao). Chính sách này đưa đến nhiều quyền lợi cho người lao động (NLĐ) như mức lương cao, thời hạn lưu trú dài, có thể mang vợ con sang Hàn Quốc sống và làm việc.
Theo ông Trung, cùng với các thị trường truyền thống, các thị trường mới như Đức, Hungary, Ba Lan, Úc cũng đang mời gọi lao động nước ngoài. Đây là cơ hội tốt cho lao động Việt Nam có tay nghề trong các ngành chăm sóc người cao tuổi, nhà hàng, khách sạn, cơ khí, nông nghiệp..., với thu nhập từ 30-60 triệu đồng/tháng (tùy thị trường). "Bên cạnh bảo đảm các quyền lợi như bảo hiểm, chỗ ở, nhiều nước châu Âu còn có chính sách cấp visa cho vợ, chồng, con của NLĐ nhập cảnh để làm việc và được áp dụng chế độ miễn học phí" - ông Trung nói.
Israel vẫn tiếp nhận sinh viên thực tập, làm việc
Theo Bộ LĐ-TB-XH, từ năm 2009, NLĐ làm việc tại Israel với thời hạn tối đa 5 năm, thu nhập khoảng 1.000 USD/tháng với các điều kiện làm việc, sinh hoạt tương đối ổn định. Tuy nhiên, từ năm 2011, Israel chỉ tiếp nhận lao động từ các nước có ký thỏa thuận hợp tác lao động với Israel thông qua Tổ chức Di cư quốc tế nên việc đưa lao động đi làm việc tại Israel bị gián đoạn. Dù vậy, phía Israel vẫn tiếp nhận sinh viên đang học năm cuối tại các trường đại học khối nông, lâm nghiệp Việt Nam sang Israel để thực tập, làm việc với thu nhập vẫn giữ nguyên.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, hiện người lao động muốn ra nước ngoài làm việc có thể đi qua 3 con đường hợp pháp và an toàn.
Người lao động muốn ra nước ngoài làm việc cần chọn đơn vị dịch vụ uy tín để bảo vệ quyền lợi bản thân (Ảnh minh họa: Esuhai).
Thứ nhất là thông qua các chương trình của Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH tổ chức. Đây là con đường chính thức và được kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước nên người lao động an tâm về tính pháp lý, tin cậy và an toàn.
Hiện Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức 5 chương trình lớn.
Chương trình EPS cấp phép cho lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng.
Chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản mang đến cơ hội nâng cao tay nghề, kỹ thuật và làm việc trong các công ty hàng đầu tại Nhật.
Chương trình điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản tuyển chọn người lao động làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với chế độ đãi ngộ tốt và cơ hội học hỏi kiến thức chuyên môn.
Chương trình đưa lao động đi làm việc tại Đức trong ngành điều dưỡng mở ra cơ hội làm việc lâu dài tại Đức cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc y tế.
Chương trình đi làm việc tại Đài Loan với các ngành như sản xuất, dịch vụ gia đình và thuyền viên.
Người lao động có thể tra cứu thông tin chi tiết về các chương trình này tại trang web chính thức của Trung tâm Lao động ngoài nước (http://colab.gov.vn).
Con đường thứ hai là thông qua các doanh nghiệp có giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện trên địa bàn TPHCM có 56 doanh nghiệp và 16 chi nhánh tham gia hoạt động này.
Danh sách các đơn vị có giấy phép được cập nhật liên tục trên trang web của Sở LĐ-TB&XH TPHCM (https://sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn). Người lao động có thể tra cứu, lựa chọn các doanh nghiệp được cấp phép nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình, hạn chế bị lừa đảo.
Con đường thứ ba là theo hình thức hợp đồng trực tiếp giữa người lao động và doanh nghiệp nước ngoài. Thông thường, người lao động trình độ cao hoặc những người đã có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài có thể tự ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài mà không cần qua trung gian.
Theo thống kê Sở LĐ-TB&XH TPHCM, từ năm 2013 đến tháng 9/2024, các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố đã đưa 81.804 người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, lao động có hộ khẩu Thành phố là 13.453 người, chiếm tỷ lệ 16,45%.
Sở LĐ-TB&XH TPHCM đánh giá: "Hiệu quả kinh tế do hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã từng bước góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người lao động và cải thiện đời sống gia đình người lao động".