Thế kỷ XXI đang chứng kiến nhiều biến động phức tạp, khó lường với những cơ hội và thách thức mới. Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển và tác động sâu rộng tới tất cả các nước. Nhiều vấn đề mới nảy sinh mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết được, các cuộc xung đột vũ trang, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, ô nhiễm môi trường, khủng bố... xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng phức tạp. Điều đó đòi hỏi sự thay đổi, linh hoạt trong chính sách ngoại giao của các nước.
Proship Logistics có nhận vận tải, giao hàng tận nơi đến các KCN, Khu chế xuất bằng xe tải không?
CÔNG TY CỔ PHẦN PROSHIP tự hào là một trong những Đơn vị vận tải hàng hóa uy tín hàng đầu, với việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào từng khâu trong hoạt động Vận hành, Kinh doanh. Điều này đã giúp chúng tôi tạo ra các Dịch vụ Vận tải – Logistics chuyên nghiệp, chất lượng cao nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng là Tư nhân, DN, Tập đoàn. Bạn có thể linh động lựa chọn phương thức vận chuyển hàng tiêu dùng, kinh doanh, hàng bưu kiện bằng container hoặc xe tải Proship Logistics. Tuy nhiên, nếu là đoạn đường ngắn hoặc muốn giao hàng dọc đường, Quốc lộ,…quý vị nên chọn xe tải vừa tiết kiệm vừa linh động trong việc giao nhận.
Chúng tôi hiện tiếp nhận khối lượng hàng hóa vận chuyển về các khu chế xuất ở Việt Nam từ 50Kg, 51-100Kg, 101-500Kg, 501-1000Kg, 1000Kg (hoạt động chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và các KCN, Cụm CN, KCX). Lưu ý, sẽ có tính phí giao hàng tận nơi, liên hệ trực tiếp để được báo giá nhanh chuẩn xác nhất. Lịch trình vận chuyển hàng hóa theo tuyến Bắc -> Nam là Thứ 2-4-6, tuyến Nam -> Bắc là Thứ 3-5-7.
ĐẶC BIỆT, luôn có đội xe tải tăng cường, sẵn sàng xuất phát bất cứ lúc nào để giải quyết những đơn hàng cần đi gấp. Đảm bảo chất lượng hàng hóa an toàn trong suốt quá trình vận chuyển đường xa về KCN Phước Đông, KCN Đức Hòa III, KCN Nhơn Hội Bình Định, KCN Mỹ Phước 3, KCN Tân Khai, KCN Minh Hưng, KCN Đồng Xoài, KCN Tân Phú Trung, KCN Hàm Kiệm, KCN Bình Thuận, KCN Bàu Xéo, KCN Lộc An – Bình Sơn, KCN Giang Điền, KCN An Tây, KCN Bỉm Sơn, KCN Long Đức, KCN Du Long, KCN An Hòa, KCN Khánh Phú, KCN Bá Thiện 2, KCN Nhơn Hòa, KCN Yên Phong II, KCN Cộng Hòa, KCN Đông Anh, KCN Sóc Sơn, KCN Long Khánh, KCN Dầu Giây, KCN Tân Thành, KCN Thuận Yên,…
Khu chế xuất Linh Trung II (TP.HCM)
Tiếp nối KCX Linh Trung I, Công ty liên doanh khu chế xuất Linh Trung đã mở khai thác và tiến hành xây dựng khu chế xuất Linh trung II vào năm 1997 với tổng diện tích đất công nghiệp là 61,7 ha. Khu II cũng thuộc địa phận quận Thủ Đức, cách khu Linh Trung I khoảng 7km. Đến nay, khu chế xuất Linh Trung II đã cung cấp rất nhiều nhà xưởng so với khu I, với tổng vốn đầu tư hơn 209 triệu USD đến từ hơn 37 Nhà đầu tư thuê đất và xưởng đến SX, tạo cơ hội việc làm lớn cho hàng ngàn lao động.
Một số Doanh nghiệp tiêu biểu có thể kể đến như:
Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất theo quy định tại Khoản 20, 21 Điều 2, Nghị định 35/2022/NĐ-CP là các doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Khu vực hoạt động của doanh nghiệp chế xuất tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Trong khu công nghiệp có các phân khu công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất.
- Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào và bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan, các cơ quan chức năng liên quan theo quy định đối với khu phi thuế quan.
Quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất được quy định tại Khoản 1, Điều 26, Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
+ Nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không thực hiện đồng thời thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
+ Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, hồ sơ gồm: Các tài liệu về dự án đầu tư và bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.
+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất trong 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
+ Nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải qua cùng hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư.
+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong 3 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư:
Tiềm năng phát triển các KCN, Khu chế xuất tại Việt Nam hiện nay
Với việc hình thành các Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT), Khu chế xuất (KCX), Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển các Ngành công nghiệp chủ lực mũi nhọn như sản xuất điện thoại di động thông minh, dầu khí, thép, đóng tàu, với tiền đề là các dự án quy mô lớn đang được đầu tư tại các KCN, KKT. Sau 30 năm phát triển, các KCN, KCX TPHCM đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong định hướng phát triển các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP.HCM giai đoạn 2025 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, chủ trương của TP.HCM là giữ nguyên các Khu công nghiệp – Khu chế xuất như hiện nay…Kim ngạch xuất khẩu hằng năm của các Khu chế xuất ở Việt Nam – Khu công nghiệp khoảng 8 tỷ USD, chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của Thành phố (trừ dầu thô). Thu ngân sách các Doanh nghiệp trong các Khu chế xuất – Khu công nghiệp gần 50.000 tỷ đồng/năm.
Thống kê gần đây nhất cho thấy, kim ngạch XK của các DN trong KCN, KCX, KKT ven biển đạt gần 96 tỷ USD, đóng góp gần 53% tổng kim ngạch XK của cả nước. Tại một số địa phương, các KCN, KCX, KKT đang từng bước trở thành các động lực tăng trưởng quan trọng. Song các Khu chế xuất – Khu công nghiệp còn bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là những ngành công nghiệp già cỗi, thâm dụng lao động, sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu với mức phát thải cao. Ngoài ra, hạ tầng và dịch vụ của khu chưa theo kịp xu hướng chuyển dịch kinh tế, ứng phó với thách thức từ biến đổi khí hậu và khống chế dịch bệnh,…
Thế nhưng, bất chấp ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, ngày càng có nhiều DN nước ngoài tìm kiếm các Khu công nghiệp Việt Nam. Kinh tế chính trị ổn định, thời tiết ổn định, nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, vị trí địa lý giáp biển, cộng đồng DN FDI phát triển, được các Hiệp hội JCCH, KORCHAM,…khuyến khích lựa chọn, thị trường Việt Nam nói chung và các Khu công nghiệp Việt Nam nói riêng là điểm sáng trong mắt các chủ Doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Để tăng cường vai trò của các mô hình KCN, KCX, KKT trong phát triển Kinh tế – xã hội và đảm bảo các KCN, KKT hoạt động hiệu quả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các Nhà đầu tư. Theo đó, về tổ chức bộ máy, cần giảm bớt đầu mối quản lý Nhà nước về KKT. Tại các địa phương, thống nhất một đầu mối theo dõi, quản lý Nhà nước về hoạt động của KKT và cơ quan này phải được tăng cường chức năng, nhiệm vụ toàn diện, ổn định để đảm bảo thực hiện Dịch vụ hành chính “Một cửa tại chỗ”. Đồng thời, đơn giản, rút gọn và minh bạch hóa thủ tục hành chính áp dụng trong KKT. Đây là vấn đề quan trọng và là điều kiện cần để đảm bảo mô hình KKT mới có tính khác biệt, tạo sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư.
Ms Tiên: 0909 986 247Ms Dung: 0939 999 247Ms Duy: 0902 581 247