Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư luôn là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Singapore. Theo số liệu Thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore; trong đó Việt Nam đang nguồn cung hàng hóa lớn thứ 10 tại châu Á của Singapore và là nguồn cung lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á của quốc gia này.
Sát cánh cùng nhau trong đại dịch
Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, Việt Nam và Đức đã thể hiện tinh thần của Đối tác chiến lược, luôn sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau đối phó với dịch bệnh. Năm 2020, khi đại dịch bắt đầu bùng phát và khẩu trang là mặt hàng đang khan hiếm ở Đức, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt Nam tại Đức đã trao tặng hàng trăm nghìn khẩu trang và các thiết bị bảo hộ y tế tặng Chính phủ và nhân dân Đức.
Thời gian vừa qua, trong tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đang căng thẳng, Chính phủ Đức đã quyết định viện trợ cho Việt Nam tổng cộng 3,35 triệu liều vaccine cùng nhiều trang thiết bị y tế với tổng trị giá khoảng 20 tỷ đồng. Đây là số lượng vaccine viện trợ song phương lớn nhất tới giờ của Đức dành cho một quốc gia ngoài EU. Ngoài ra, các bang, địa phương và các doanh nghiệp Đức cũng đã ủng hộ Việt Nam hàng trăm nghìn bộ kit xét nghiệm nhanh, khẩu trang y tế và nhiều trang thiết bị y tế khác. Đây là một minh chứng sống động cho mối quan hệ thực chất cũng như tình hữu nghị gắn bó giữa Chính phủ và nhân dân hai nước.
Chính phủ Đức viện trợ vaccine và trang thiết bị y tế cho Việt Nam phòng chống dịch Covid-19
Dù các chuyến thăm cấp cao song phương bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, các kênh trao đổi và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước vẫn tiếp tục được thúc đẩy dưới nhiều hình thức linh hoạt. Chỉ riêng từ đầu năm 2021 đến nay, quan hệ hai nước tiếp tục được thắt chặt bằng việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm và trao đổi thư với Thủ tướng Angela Merkel, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ Tổng thống Frank-Walter Steinmeier bên lề phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Ngoại trưởng Heiko Maas…
Tọa đàm trực tuyến kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam-Đức do Đại sứ quán Việt Nam tại Đức tổ chức, ngày 23/9/2020
Trong các cuộc tiếp xúc, Đức tiếp tục đánh giá cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong Định hướng chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Chính phủ Đức thông qua vào tháng 9/2020.
Trên bình diện đa phương, Việt Nam và Đức tiếp tục phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đặc biệt, trong năm 2020, trên vai trò trọng trách kép khi Việt Nam và Đức cùng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đồng thời là Chủ tịch ASEAN và Đức là Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng cuối năm 2020, hai nước đã phối hợp chặt chẽ, đóng góp tích cực trong việc nâng cấp quan hệ ASEAN – EU lên Đối tác chiến lược và thúc đẩy các vấn đề an ninh, hòa bình, bảo vệ khí hậu, chống Covid-19, góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Kế hoạch hành động Đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2021 được hai nước thông qua vào tháng 12/2019 cho tới nay cũng đang được triển khai có hiệu quả, mang lại nhiều kết quả tích cực. Trong thời gian tới, hai nước sẽ tiếp tục củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức, trước mắt sẽ cùng phối hợp xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động chiến lược giai đoạn tiếp theo, chú trọng tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng song phương cũng như các mảng hợp tác phát triển, năng lượng tái tạo, số hóa, đào tạo nghề, điều dưỡng viên…
Về kinh tế, hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kết nối và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau, tận dụng tối đa những cơ hội mà EVFTA mang lại trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19; thúc đẩy tiến trình phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).
Ngoài ra, Việt Nam và Đức cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, trong khuôn khổ ASEM và hợp tác ASEAN – EU, qua đó chung tay thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Với nền tảng tốt đẹp được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp trong những thập niên qua cùng với nỗ lực và quyết tâm cao nhất của hai bên, tôi chắc chắn rằng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển bền vững, hai nước sẽ cùng vượt qua mọi thách thức và khó khăn của thời đại, trước mắt là phục hồi kinh tế, đảm bảo đời sống xã hội sau đại dịch Covid-19, cũng như tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các mặt hợp tác quan trọng trong thời gian tới./.
Đối tác thương mại lớn nhất châu Âu
Về hợp tác kinh tế, thương mại, Đức tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu với kim ngạch hai chiều tăng dần đều trong 10 năm qua. Kim ngạch thương mại hai nước kể từ năm 2010 đến nay đã tăng gấp đôi, đạt trên 10 tỷ USD với mức tăng trung bình trên 10%/năm. Năm 2020, Việt Nam đã vượt Malaysia và Singapore để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức tại Đông Nam Á, còn Đức tiếp tục duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU trong nhiều năm qua.
Trong lĩnh vực đầu tư, Đức đã vươn lên vị trí thứ ba trong EU với 391 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 2,22 tỷ USD tại 38 tỉnh, thành của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã có 41 dự án đầu tư vào Đức với trị giá hơn 218 triệu USD. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 cũng giúp doanh nghiệp hai nước có điều kiện tiếp cận thị trường của nhau thuận lợi hơn, mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
Cùng với thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển cũng là một thành tố quan trọng trong quan hệ hai nước. Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ quý báu của Chính phủ và nhân dân Đức dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trên tinh thần đối tác tin cậy và hiệu quả, Đức đã dành nguồn vốn ODA trị giá hơn 2 tỷ USD cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, đào tạo nghề, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa – du lịch, khoa học – công nghệ, tư pháp cũng được hai bên tăng cường đẩy mạnh trong nhiều năm qua. Đặc biệt, các “dự án hải đăng” giữa hai nước tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, trong đó Ngôi nhà Đức tại TP. Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của nước Đức ở Việt Nam; dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP. Hồ Chí Minh đang trong quá trình chuẩn bị triển khai; tháng 9/2018, trường Đại học Việt – Đức đã kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và tháng 9/2020, hai bên đã ký kết Hiệp định phát triển và mở rộng trường Đại học Việt – Đức, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo sinh viên trong và ngoài nước theo học.
Với Chương trình Đối thoại Nhà nước pháp quyền, hai bên có cơ hội trao đổi nhiều hơn các lĩnh vực tư pháp, góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính, tư pháp của Việt Nam. Các hoạt động giao lưu văn hóa như liên hoan phim, hòa nhạc, triển lãm sách, tranh, ảnh, ẩm thực, giao hữu thể thao… được nhân dân hai nước chào đón nhiệt tình.
Về du lịch, hai nước đều là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch của nhau. Trước đại dịch Covid-19, mỗi năm Việt Nam đón khoảng 100.000 nghìn khách du lịch Đức, nhiều công ty lữ hành lớn của Đức đều có đại diện tại Việt Nam. Đây là một trong những mảng hợp tác tiềm năng mà hai bên có thể khai thác nhiều hơn nữa sau khi đại dịch qua đi.
Quan hệ giữa hai nước cũng ngày càng được thắt chặt thông qua những nhịp cầu nối rất đặc biệt, đó là cộng đồng người nói tiếng Đức ở Việt Nam và cộng đồng với khoảng gần 200.000 người Việt Nam ở Đức. Sự hội nhập của cộng đồng người Việt tại Đức được chính quyền sở tại đánh giá cao, ẩm thực Việt Nam được bạn bè Đức yêu thích. Nhiều thế hệ lãnh đạo cao cấp, trí thức, doanh nghiệp, nhà khoa học, bác sĩ… của Việt Nam đã từng học tập tại Đức, đã và đang tích cực đóng góp vào sự phát triển của đất nước cũng như tăng cường giao lưu giữa hai dân tộc.